CHẨN ĐOÁN ĐÀM THẤP THỦY

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 26 - 28)

Thấp là ẩm thấp, là độ ẩm của vật chất. Trong y học có 2 loại thấp: ngoại thấp và nội thấp. Ngoại thấp là thấp từ môi trƣờng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nội thấp là thấp do cơ thể tự sinh ra. Thủy là nƣớc. Nƣớc là thành phần cần thiết cho cơ thể, nhƣng có tỷ lệ nhất định đối với thể trạng cơ thể. Thiếu hay thừa nƣớc đều gây bệnh. Nƣớc thừa bị thân nhiệt làm nóng sẽ cô đọng lại thành thấp, để lâu hơn sẽ cô đọng hơn nữa và thành đàm. Cho nên thủy và thấp dễ trừ hơn đàm. Chỉ có ngoại thấp và thủy mới gây bệnh trực tiếp ngay tức thì cho cơ thể. Còn nội thấp và đàm vốn do cơ thể sinh ra nên không gây bệnh ngay mà chỉ gây trở ngại sinh lý cho cơ thể nếu còn ít. Khi có bệnh rõ ràng là thấp và đàm khá nhiều khiến sinh lý cơ thể khó hoạt động mà sinh bệnh.

Ta có thể hình dung nhƣ sau: một căn nhà muốn đi lại dễ dàng cần thông thoáng, đồ vật cần dùng trong nhà đƣợc bố trí hợp lý. Khi có quá nhiều vật dụng cũ kỹ (mà do tiếc của, đã để lại sau khi đã có đồ mới) và bố trí bừa bãi thì việc đi lại trong nhà sẽ khó khăn vì vƣớng víu. Cơ thể cũng vậy, Nội-Thấp và Đàm do chính cơ thể sinh ra, chúng không phải là độc tố ngoại lai nên hầu nhƣ không gây bệnh rõ ràng, nhƣng chúng khiến sinh lý cơ thể hoạt động không linh hoạt thông suốt. Chính sự không thông suốt này lâu ngày gây bế tắc sinh bệnh. Đông y có một khái niệm rất hay “ khí hành thì thấp tan, khí suy sinh thấp trệ”. Cho nên không chỉ mạch Hoạt mới có đàm thấp mà mạch Hoãn cũng có thể biểu hiện có thấp đàm.

Triệu chứng bệnh do đàm thấp thủy khá phong phú và phức tạp. Thậm chí có một số tác giả Đông y cho là “quái bệnh” (bệnh kỳ quái). Nhiều trƣờng hợp bệnh nhân cảm thấy khó chịu không thoải mái, cảm thấy mình có bệnh nhƣng thầy thuốc tìm không ra bệnh, nhất là khi dùng Tây y để chẩn đoán.

Thấp, đàm vốn không hàn không nhiệt. Nhƣng rất dễ kết hợp với hàn nhiệt để tạo ra thấp- hàn, thấp-nhiệt, đàm-hàn, đàm-nhiệt. Do đó cần kết hợp với triệu chứng của hàn nhiệt để chẩn đoán và điều trị chính xác.

Một số triệu chứng thƣờng gặp do thủy, thấp, đàm gây ra:

 Ngƣời luôn uể oải mỏi mệt không có lý do.

 Giấc ngủ mê mệt mà không khỏe khi thức giấc.

 Ngủ dễ hay khó thì cũng thức giấc khó khăn. Không tỉnh táo ngay khi thức giấc dù ngủ không thiếu.

 Tứ chi cảm thấy nặng nề hoặc mỏi vô cớ, nhất là lƣng và chi dƣới.

 Luôn cảm thấy lƣời biếng.

 Đầu óc không minh mẫn dù không thiếu ngủ hay vận dụng trí óc quá nhiều. Mà trƣớc đây không có hiện tƣợng này, cũng không bị stress, có nghĩa không hề có vấn đề gì về tinh thần. Cũng không bị thiểu năng tuần hoàn não.

 Thay đổi màu sắc ở da, niêm mạc. Hoặc da mất độ tƣơi nhuận - theo lứa tuổi.

 Phù thũng (ấn vào vùng nhiều thịt ở cổ chân bàn chân bị lõm xuống mà khi thả ra không lồi lên ngay).

 Béo phì vô cớ, ăn ít ăn thiếu chất mà vẫn mập. Tuy nhiên với triệu chứng này cần xem xét thêm để loại trừ bệnh ở tuyến Yên.

 Những bệnh thuộc loại xơ hóa, sừng hóa đều thuộc dạng đàm.

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 26 - 28)