VIÊM PHẾ QUẢN VÀ HEN PHẾ QUẢN

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 76 - 77)

1. BỆNH HỆ HÔ HẤP

1.4. VIÊM PHẾ QUẢN VÀ HEN PHẾ QUẢN

Phải nói là viêm phế-khí quản mới đầy đủ. Trên thực tế hai bộ phận này riêng biệt nhau và có lúc viêm riêng lẻ nhƣng đa số hễ viêm khí quản thì kèm viêm phế quản và ngƣợc lại.

Ho là triệu chứng ban đầu, sau vài ngày không giảm có thể sẽ gây đau họng. Có thể có đàm hoặc không. Phổi có tiếng rít hay ran hoặc cả hai. Sốt nếu viêm cấp, không sốt trong trƣờng hợp viêm mạn tính, nhƣng khi viêm mạn thì thƣờng dễ bị những đợt viêm cấp xen kẽ. Cần chú ý hiện tƣợng này để có giải pháp đúng kịp thời. Viêm phế quản mạn tính rất dễ chuyển thành hen phế quản (ngày nay ngƣời ta dùng thuật ngữ hội chứng thuyên tắc phổi, hội chứng ho-khó thở phổi, hội chứng tắc nghẽn phổi, hội chứng tắc nghẽn hô hầp phổi để chỉ tất cả triệu chứng khó thở do phổi và phế khí quản). Điều này riêng cá nhân tôi thấy rằng định nghĩa ngày xƣa đúng hơn vì suyễn thì không có đàm mà hen thì bắt buộc phải có đàm dù có thể rất ít, đôi khi ít đến mức bệnh nhân không cảm thấy có đàm, nghe phổi cũng không rõ nét lắm, nhất là khi thể trạng bệnh nhân đã suy kiệt. Và trong thực tế nguyên nhân và cách điều trị hen và suyễn hoàn toàn khác nhau (nhất là điều trị bằng phƣơng pháp Diện Chẩn) dù rằng hiện tƣợng bệnh đều thể hiện ở phổi, trình bày trong bài Hen Suyễn.

1) Viêm Phế quản: ho, thông thƣờng là có đàm, nếu ho nhiều thì kèm đau họng. Dùng bộ

Tiêu viêm, phản chiếu khí phế quản, hàn thì làm ấm nóng bằng dầu hay ngải cứu, nhiệt thì day bằng vaseline và lăn gai. Nếu đàm nhiều thì nên dán cao. Lƣu dán 2 giờ mỗi ngày. Nếu viêm cấp thì có sốt. Hàn chứng thì phải dùng ngải cứu hơ – xức dầu rồi dán cao phác đồ nhƣ trên. Nhiệt chứng là có thể có nhiễm trùng, nên phối hợp với kháng sinh, về thuốc tây nên khuyên bệnh nhân theo ý kiến bác sĩ vì thuốc tây không thuộc lãnh vực của chúng ta (chúng ta không rành thuốc tây bằng bác sĩ).

Nhƣng nếu bệnh nhân gầy mòn, âm hƣ khô khan thì có thể không thấy có đàm, thậm chí nghe phổi chỉ nghe rít chứ không có tiếng ran. Trƣờng hợp này điều trị khó khăn vì bệnh nhân suy kiệt đã lâu. Cần vừa Bổ Âm huyết vừa day Tiêu viêm và phản chiếu khí phế quản. Kỹ thuật thì tùy nghi mà ứng biến cho phù hợp.

Có một số trƣờng hợp bệnh nhân chỉ ho vài cơn trong ngày, trị bằng nhiều phƣơng thức không khỏi. Trƣớc khi ho là ngứa họng dữ dội, ho khan một lúc lâu cho đến khi khạc ra đƣợc một ít nhớt hay một hạt đàm chừng bằng hạt gạo mới ngƣng ho. Nghe phổi thấy bình thƣờng. Đây cũng là viêm Phế Quản nhƣng vùng viêm rất nhỏ mà lại sâu. Dán Tiêu viêm, dò tìm sinh huyệt vùng bị viêm. Lƣu dán 2 giờ. Cữ tuyệt đối lạnh, chua, gà, mắm, nếp.

2) Hen phế quản: khi viêm phế quản lâu ngày mà không điều trị dứt đƣợc, bệnh có thể chuyển sang thể hen gọi là hen phế quản. Triệu chứng gồm có ho - ít hay nhiều tùy trƣờng hợp, sau đó là nghẹt thở. Cách điều trị nhƣ viêm phế quản - vì bản chất là một - chỉ khác nhau cấp độ. Khi phế quản bớt viêm thì cũng giảm nghẹt thở.

Nêu trên là hai trƣờng hợp còn có thể chữa đƣợc. Ngoài ra còn có các bệnh chứng cũng từ viêm phế quản mà ra nhƣng rất nặng, chúng ta không trị đƣợc và ngay cả bệnh viện trị cũng rất khó khăn: dãn phế quản, tâm phế mạn. Vì ho ngộp lâu ngày gây suy tim. Nhƣng nếu mới bị ảnh hƣởng vào tim ta cũng có thể chữa đƣợc, chỉ cần kiên trì và khéo léo, xem thêm về Hệ Tim Mạch.

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 76 - 77)