Có 65 tuyến với tổng chiều dài 40.859 m. Tuyến cống ngầm từ D400 – D800: 34.825 m, mương các loại: 6.034 m.
Mạng lưới thoát nước của thị xã được xây dựng chủ yếu tập trung khu trung tâm thị xã. Hiện các tuyến thoát nước dùng chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt. Các tuyến cống chủ yếu là mương xây nắp đan và cống tròn bố trí dọc theo các trục đường chính và thải trực tiếp ra sông rạch. Hiện khu vực phường 1, phường 2 đã thực hiện các tuyến đê bao chống lũ với cao độ của đê bao là 3,6 m. tại vị trí các cửa xả vào mùa lũ sẽ được ngăn lại và bố trí với một số trạm bơm để bơm thoát nước ra sông. Các khu vực khác hầu như chưa có các tuyến thoát nước cục bộ cho các khu vực nhỏ. Nước mưa tại các khu vực này chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên ra kênh rạch gần nhất như: kênh chợ Cao Lãnh, sông Cao Lãnh, sông Đình Trung, Mỹ Ngãi,…
Mạng lưới cống thoát nước được xây dựng trong nhiều thời kỳ nên không có tính đồng bộ cao. Thực tế hiện nay ngay cả khu vực nội ô thị xã có hệ thống cống thoát nước nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập lụt khi có nước lớn, một số khu vực khác cống không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa có thường xuyên gây ngập lụt khi mưa lớn. Hiện đang lập dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thị xã Cao Lãnh giai đoạn 2010 – 2020, đã có chủ trương của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Nước thải sinh hoạt thoát chung vào mạng cống thoát nước mưa gồm cống ngầm và mương nổi và cũng chưa có hình thức xử lý nào khác ngoài việc qua bể tự hoại trước khi chảy ra cống. Tuy nhiên, vẫn có nơi không cần bể tự hoại đó là một
số khu vực dân cư ở trên rạch thì mọi loại chất thải sinh hoạt như phân rác của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại đây đều thải xuống kênh rạch.
Mật độ cống thoát nước chính đô thị là 3 km/km2.
Trong tương lai, thị xã sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cấp – thoát nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng.
• Tới năm 2010 đảm bảo cung cấp cho khoảng 80% dân đô thị (120.000 người) với tiêu chuẩn 100 l/người.ngày đồng thời cấp nước cho các khu công nghiệp tập trung có tổng diện tích F = 160 ha với tiêu chuẩn dùng nước q = 40 m3/ha.ngày.
• Đảm bảo chất lượng nước sạch đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. • Giảm tổn thất nước từ 30% hiện nay xuống 25%.
• Tổng nhu cầu tính toán giai đoạn Q = 25.500 m3/ngày bao gồm:
Nguồn và mạng cấp nước:
Nước ngầm: cấp 18.000 m3/ngày (theo dự án Hà Lan).
Nước mặt: xây dựng nhà máy công suất 10.000 m3/ngày kề sông Tiền.
Tổng chiều dài mạng ống chính trong giai đoạn đầu là 47.036 m.
Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Tổng lượng nước thải sinh hoạt: Q = 17.000 m3/ngày.
Lượng nước thải khu công nghiệp Trần Quốc Toản (F = 160 ha): Q = 4.800 m3/ngày.
Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn sinh hoạt giai đoạn đầu tổng chiều dài hệ thống cống L = 40.200 m. Nước thải sau khi được xử lý phải đạt TCVN 6980 – 2001.
Nước thải từ các khu dân cư, các công trình công cộng phải được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra cống thu gom về trạm xử lý
sau cùng. Nước bẩn sau khi được xử lý phải đạt TCVN 5942 – 1995.
Xây dựng mới bãi rác với công nghệ xử lý tiên tiến. Vị trí bãi rác dự kiến ở phía Bắc cách thị xã 5 km (diện tích F = 20 ha) tại xã Nhị Bình huyện Cao Lãnh.
Quy hoạch và mở rộng nghĩa địa hiện hữu từ 2,1 ha lên 5 ha, vị trí ở xã Mỹ Tân cách thị xã 3 km.