Xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 70 - 83)

- Vấn đề môi trường nước hiện nay đã và đang được cả nước quan tâm. Trong khu vực nghiên cứu ở các con sông TXCL nói riêng, vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt và việc quản lý nguồn tài nguyên nước được coi là một việc làm quan trọng cần phải thực hiện nhanh chóng. Do TXCL là một trong những trung tâm phát triển mạnh của tỉnh, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội như hiện nay thì nguồn nước mặt tại TXCL phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm là một việc không thể tránh khỏi. Cho nên cần phải có các biện pháp để ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng ô nhiễm nước mặt tại TXCL.

- Vì nước là một trong những nguồn tài nguyên có thể tái tạo được. Nguồn nước mặt TXCL bắt nguồn từ sông Tiền giáp với các huyện thị khác trong tỉnh nên việc quản lý nguồn tài nguyên nước mặt cũng như bảo vệ nguồn nước mặt cần phải có sự hợp tác chặt chẽ cũng như có sự đồng bộ từ nhiều phía. Sau đây là các đề xuất cho việc quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt:

 Thực hiện công tác quan trắc môi trường:

Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để từ đó có được các số liệu cụ thể và đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp. Do việc quan trắc môi trường mang tính chất theo dõi diễn biến chất lượng nước theo chu kỳ nên công tác quan trắc môi trường là rất cần thiết.

Th.S Thái Lê Nguyên

SƠ ĐỒ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp

Phòng môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường TXCL

Chuyên viên môi trường

Lấy mẫu, phân tích ở phòng thí nghiệm

Kết quả phân tích

Lập báo cáo hàng kỳ Kế hoạch QTMT

Lấy mẫu MT tại thực địa Các chỉ tiêu quan trắc

Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp phân tích mẫu

Lập báo cáo hàng năm

Trình Sở TN & MT tỉnh Đồng Tháp

Th.S Thái Lê Nguyên

Hiện tại TXCL đang thực hiện công tác quan trắc môi trường, tuy nhiên do lần đầu tiên thực hiện nên còn một số vấn đề chưa thật thuyết phục, có thể nói tại các con sông trên TXCL đang dần dần có xu hướng thay đổi chất lượng nước. Do vậy công tác quan trắc môi trường cần phải được duy trì. Không những thế mà còn cần phải đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn nước mặt cho TXCL. Sau đây là kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại TXCL vào năm 2006:

 Kết quả quan trắc nước mặt tự nhiên:

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc nước mặt tự nhiên tháng 8 và tháng 11

Địa điểm Tháng Chỉ tiêu pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) NO3- (mg/l) SS (mg/l) Amoni (mg/l) Coliform (tb/100ml) 1. Sông Cao Lãnh (đối

diện Bệnh viện Y Học Dân Tộc).

8 7,0 21 34 6,1 28,6 77 0,2 1.100

11 6,71 29 40 5,6 9,24 82 0,15 24.000

2. Sông Cái Sao (chợ Bình Trị).

8 7,04 20 34 6,0 19,8 70 0,18 2.400

11 6,91 26 37 6,1 7,04 45 0,21 2.400

3. Sông Cái Sao Thượng (cách bệnh viện đa khoa 100m). 8 6,79 30 41 6,1 16,72 65 0,21 24.000 11 6,79 25 36 5,4 8,36 52 0,23 24.000 4. Rạch Cả Kích (ngã 4 Kênh Xáng). 8 7,0 31 42 6,2 28,6 188 0,22 2.400 11 6,81 27 39 6,0 10,12 90 0,22 2.400 TCVN 5942 – 1995 - Cột A 6,5 – 8,5 <4 <10 6 10 20 0,05 5.000

Nguồn: Báo cáo QTMT TXCL năm 2006

Kết quả phân tích cho thấy môi trường nước mặt khá ô nhiễm. Nguyên nhân có thể do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàm lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Th.S Thái Lê Nguyên

phân bón thải ra từ đồng ruộng, các nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản, nước thải từ các khu vực chợ,…

Kết quả quan trắc nước mặt vùng nuôi trồng thuỷ sản:

Bảng 5.2: Kết quả quan trắc nước mặt vùng nuôi trồng thuỷ sản tháng 8 và 11/2006. Địa điểm Tháng Chỉ tiêu pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) NO3- (mg/l) SS (mg/l) Amoni (mg/l) Coliform (tb/100ml) Xã Tịnh Thới 8 6,67 34 45 5,1 5,0 61 0,28 24.000 11 7,52 26 38 3,2 7,04 114 0,21 24.000 TCVN 5942 – 1995 6,5 – 8,5 <4 <10 6 10 20 0,05 5.000

Nguồn: Báo cáo QTMT TXCL năm 2006

Qua quá trình quan trắc vùng nuôi trồng thuỷ sản tại điểm quan trắc cho thấy nước ở khu vực này khá ô nhiễm.

 Quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt: - Hiện tại trên các con sông của TXCL tồn tại nhiều bè nuôi cá, nên lượng thức ăn thừa từ quá trình này là không thể tránh khỏi. Chất lượng nước mặt sẽ bị thay đổi bởi lượng thức ăn thừa này, việc làm trước mắt cần phải tập trung những bè cá này về một nơi thích hợp để dễ quản lý và có thể đưa ra biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn nước mặt. Có thể chất lượng nước mặt sẽ có xu hướng giảm dần nếu như các khu nuôi trồng thuỷ sản không thực hịên tốt công tác bảo vệ chung về chất lượng nước mặt.

- Ta có thể duy trì trình trạng nuôi trồng thuỷ sản nhưng nuôi ở những nơi xa khu dân cư sinh sống và nuôi ở cuối nguồn nước sông.

- Không chỉ có những bè cá ở trên sông mà cón có các ao cá công nghiệp cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước mặt trên lưu vực sông TXCL. Các

Th.S Thái Lê Nguyên

ao cá công nghiệp trong quá trình trao đổi nước vì thể đã thải nước trực tiếp ra dòng sông và ảnh hưởng rất nhiều đến dân cư sinh sống gần khu vực. Do người dân sử dụng nước sông làm nước sinh hoạt nên một phần nào đã ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu vực sản xuất công nghiệp và bệnh viện:

Hiện tại TXCL trên dưới có khoảng 100 cơ sở sản xuất có tính chất thải nước ra sông. Tuy nhiên hiện tại thì chỉ có một số công ty, cơ sở sản xuất lớn mới đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải điển hình như:

- Công ty cổ phần dược phẩm DOMESCO.

- Công ty cổ phần dược phẩm INMEXPHARM. - Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.

Ngoài ra còn có một số cơ sở sản xuất khác cũng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Song, những công ty, cơ sở sản xuất này còn mang tính chất đối phó, qua quá trình thăm dò và khảo sát thực tế đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm của các cơ sở sản xuất công nghiệp nên cần phải tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nghiêm ngặt để có một tính thống nhất chung cho công tác bảo vệ nguồn nước mặt trên sông TXCL nói riêng và cả tỉnh Đồng Tháp nói chung.

- Hiện tại trên địa bàn TXCL đã có hệ thống xử lý nước thải và đang thực hiện tương đối tốt công tác xả, thải nước ra sông vì vậy một phần nào đã giảm bớt việc ô nhiễm do chất thải y tế trên địa bàn TXCL.

 Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường:

Hiện tại dân cư sống trên địa bàn TXCL tương đối đông và việc sử dụng nước sông làm nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên người dân tại nơi đây chưa ý thức được việc bảo vệ nguồn nước mặt mà còn quá lơ là nên nguồn nước mặt mà người dân sử dụng ở đây còn mang tính chất một chỗ. Vì vậy cần phải tổ chức những buổi

Th.S Thái Lê Nguyên

học tập cộng đồng cho các cơ quan chức năng từ các cấp, các ban ngành để từ dó nâng cao được nhận thức và thấy được tầm quan trọng của nước mặt đối với sức khoẻ con người bởi hiện nay tình hình nguồn nước mặt đang dần bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân, cho nên cần phải thực hiện công tác giáo dục và tuyên truyền cho cộng đồng là một vấn đề cấp bách.

 Kết hợp hài hoà giữa sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường nước theo hướng phát triển bền vững.

 Tăng cường công tác quản lý, xử lý ô nhiễm tại các khu vực sản xuất, các cụm tuyến dân cư tập trung.

 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, các cá nhân đối với công tác xử lý ô nhiễm.

 Đầu tư hệ thống cấp thoát nước cho khu đô thị và nông thôn.

 Cần sớm có định hướng quy hoạch ổn định các khu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bố trí các ngành nghề sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm trong khu đông dân cư bằng các chính sách ưu tiên về đất đai, vay vốn, miễn giảm thuế,… để di dời đến nơi thích hợp.

 Giám sát chặt chẽ và bắt buộc các cơ sở sản xuất đang hoạt động mà không vận hành hệ thống xử lý nước thải hoặc vận hành mang tính chất đối phó, đổ nguồn thải trực tiếp ra các con sông, kênh rạch. Hơn nữa, hầu hết đều nằm kề sôngTiền (nơi tiếp nhận nguồn thải hàng nagỳ cũng là con sông chính phân bổ lượng nước ở khắp các nơi trongđịa bàn thị xã mà người dân thường hay sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt.  Thực hiện các dự án về môi trường.

 Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, có thể tái sử dụng và quay vòng chất thải; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cam

Th.S Thái Lê Nguyên

kết, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, vận hành có hiệu quả các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất này cần phải có các biện pháp xử lý mùi hôi từ quá trình sản xuất và chế biến thuỷ hải sản cũng như phải thu gom và xử lý triệt để rác thải từ các thành phần này bởi chúng rất dễ bị phân huỷ và là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các khu công nghiệp mới hình thành (khu công nghiệp Trần Quốc Toản) phải thực hiện nghiêm túc các phương án xử lý chất thải. Các nhà máy trong khu công nghiệp phải xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào hệ thống xử lý tập trung.

 Đối với các cơ sở, xí nghiệp nằm riêng lẻ ngoài khu công nghiệp khi hoạt động bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

 Các cụm tuyến dân cư phải đảm bảo tính ổn định và bền vững, phải có hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước, xử lý nguồn ô nhiễm như nước thải…

 Tăng cường nhân lực và công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở phải có các biện pháp xử lý ô nhiễm. Quan trắc chất lượng nước thường xuyên để có cơ sở quản lý, kiểm soát hiện trạng chất lượng nước sông khu vực.

 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ cho việc quản lý các nguồn thải làm ảnh hưởng và gây ô nhiễm đến môi trường và sức khoẻ của người dân, dự báo con đường lan truyền tải lượng ô nhiễm của chúng, từ đó có các biện pháp để ngăn chặn và giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo vệ môi trường gắn với phtá triển bền vững.

Th.S Thái Lê Nguyên

 Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường, phổ biến kiến thức, phát động người dân tham gia các hoạt động ở địa phương để có cái nhìn tổng quan và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường như: giữ gìn vệ sinh công cộng, không xả rác bừa bãi xuống sông, kênh rạch, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý…

 Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, doanh nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của sản xuất sạch hơn, hướng đến phát triển bền vững.

 Giáo dục cộng đồng và đào tạo đội ngũ công nhân về việc vận hành, duy tu và bảo dưỡng các công trình xử lý nước thải để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, ổn định và lâu dài.

 Hạn chế việc nuôi vịt đàn thả dưới sông rạch và những nơi gần nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân.

 Thường xuyên khai thông dòng chảy ở những kênh rạch bị ứ đọng nước để hạn chế ô nhiễm.

 Khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng thuốc phân bón, thuốc trừ sâu quá liều lượng, thu gom các chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, xây dựng nhiều mô hình xử lý phân gia súc bằng hầm, túi biogas.  Hướng dẫn về xử lý nước thải đối với các cơ sở chăn nuôi:

Hiện nay có rất nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào cho phù hợp còn tuỳ điều kiện mặt bằng, địa hình, vị trí và khả năng kinh tế riêng của cơ sở chăn nuôi với mục tiêu cuối cùng là làm cho nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Sau đây là một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi tham khảo:

1). Bể lắng:

Cấu tạo vận hành: nước thải chảy qua lưới lọc 1x1 cm hay 1,5x1,5 cm để loại bỏ cặn lớn, sau đó nước thải được cho chảy vào bể lắng 3 ngăn(thường xây bằng

Th.S Thái Lê Nguyên

xi măng) có ngăn 1 sâu 2,5 – 3 m, ngăn 2 sâu 1,2 – 1,5 m và ngăn 3 sâu <1 m. Nước được luân chuyển theo kiểu tràn.

Chức năng của bể lắng là giảm đi phần lớn các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải.

Trung bình 1 m3 bể xử lý cho dưới 10 heo trưởng thành hoặc dưới 50 heo con. Yêu cầu vận hành: định kỳ lấy bùn lắng trong các bể (2 – 3 lần/tháng) sử dụng ủ làm phân bón. Việc lấy bùn có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc dùng bơm hút.

2). Hầm lên men kỵ khí (Biogas):

Có nhiều loại hầm lên men biogas. Hiện nay, đang phổ biến 3 loại hầm biogas: hầm xây có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Bể xây bằng gạch, xi măng có nắp cố định đã phát triển trong nhiều năm, gần đây có loại túi ủ biogas nhựa khá dễ lắp đặt và rẻ tiền.

Chức năng của hầm biogas là xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đnág kể lưoợng khí độc phát sinh, các mầm bệnhtrong nước thải đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Trung bình 1 m3 hầm biogas xử lý lượng nước thải 40 – 50 lít/ngày với lượng phân của 2 – 3 heo trưởng thành. Thời gian nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý.

Việc thiết kế và xây dựng bể biogas phải được các kỹ thuật viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thực hiện mới đảm bảo hoạt động hiệu quả và lâu bền. Đối với ủ biogas bằng túi nhựa, các cơ sở chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật.

3). Bể sục khí (Aerotank):

Sau khi cho qua bể lắng, nước thải chuyển vào một bể được sục khí tạo thành quá trình lên men hiếu khí. Quy trình này làm giảm lược các phần lơ lửng trong nước, giảm một số vi sinh có hại.

Th.S Thái Lê Nguyên Ưu điểm là thiết kế gọn, cần diện tích vận hành nhỏ nhưng giá thành cao.

4). Ao sinh học:

Là hệ thống ao đào nhiều hố để nước thải chảy qua một diện tích lớn, tạo điều

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 70 - 83)