Các ảnh hưởng đến môi trường nước mỗi khi lũ về

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 41 - 45)

Là trung tâm của cả tỉnh Đồng Tháp (một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long) chịu những ảnh hưởng của lũ mỗi khi nước về nên chất lượng nước mặt vì thế cũng chịu các tác động bởi lũ. Sau đây là các tác động của chúng đến môi trường nói chung và nguồn nước mặt nói riêng:

Nước lũ có thể làm thay đổi môi trường nước ở bình diện rộng. Các tác động môi trường do lũ gây ra có thể nói là rất lớn, rất phức tạp ở nhiều khía cạnh khác nhau: môi trường, sức khoẻ, kinh tế – xã hội, chính trị,… Trong đó có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực, trực tiếp lẫn gián tiếp, trước mắt và lâu dài.

Môi trường sống bị ô nhiễm tất yếu sẽ phát sinh các dịch bệnh. Các dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước có thể phát triển và lây lan theo các con đường sau:

 Nước bẩn khi uống vào cơ thể sẽ sinh ra các bệnh về đường ruột.

 Khi lấy nước bẩn để tắm rửa sẽ dẫn đến các bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa.

 Nước lã đông lạnh thành nước đá khi uống, chúng được đưa vào cơ thể dẫn đến đau bụng, tả, lỵ.

 Rau sống khi rửa bằng nước lã, ăn vào cơ thể dẫn đến bệnh đường ruột.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khi xảy ra lũ:

Trong thời gian ngập lũ, toàn bộ các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất, kênh rạch và đồng ruộng,… sẽ bị nước lũ cuốn trôi và lan truyền theo môi trường nước.

Th.S Thái Lê Nguyên Nguyên nhân khách quan có thể do việc rửa trôi phèn, mặn từ nội đồng; do việc xói lở, bào mòn đất; do thực vật chết hoặc bị rơi rụng lá cành… có thể làm cho chất lượng nước thay đổi đáng kể: tăng độ đục, độ màu, hàm lượng phù sa, vật chất lơ lửng, vi sinh vật, thân lá cây cỏ, thay đổi pH, độ mặn, độ cứng, hàm lượng các ion nhôm, sắt, sulphate và một số thành phần khoáng vật khác. Nguyên nhân chủ quan (do con người tạo ra) đó là do không quản lý tốt và xử lý hợp lý các chất thải (nước thải các loại, các dạng chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện, trường học, trạm, công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi… cặn bã dầu mỡ, nhớt trên bờ và dưới sông, không kiểm soát được việc sử dụng hoá chất trong công nghiệp có thể làm thay đổi chất lượng nước về các chỉ tiêu đặc trưng như SS, DO, BOD/COD, vi sinh, các chất dinh dưỡng (Ntổng, Ptổng), các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, dầu mỡ thực vật, dầu mỡ khoáng,…

Những vấn đề vệ sinh môi trường trong mùa lũ:

 Nhà vệ sinh nông thôn:

Hoạt động của con người luôn gắn liền với những nhu cầu thiết yếu về nước sạch và vệ sinh cá nhân. Tuỳ theo phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, mức sống và điều kiện sống mà mỗi nơi mỗi lúc lại có những nhu cầu về nước sạch và vệ sinh khác nhau. Do điều kiện sống khó khăn và không sẵn có nguồn nước sạch để sử dụng, cộng thêm ý thức vệ sinh môi trường còn thấp kém nên từ lâu đã hình thành nhiều phong tục tập quán như tắm sông, tắm ao, xây nhà vệ sinh hay chưa có kiểu nhà vệ sinh phù hợp, ngoại trừ một số ít dân cư sinh sống ở các khu đô thị đã có sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối.

 Rác sinh hoạt:

Ở những vùng dân cư thưa thớt, vấn đề rác sinh hoạt xem ra chưa mấy quan trọng và giải pháp làm ủ phân hoặc đốt cháy đã từng được áp dụng trong nông thôn từ bao đời nay vẫn có thể chấp nhận được trong điều kiện ngày nay. Tuy nhiên việc đô thị hoá dần ngay trong lòng nông thôn với việc hình thành và phát

Th.S Thái Lê Nguyên triển các cụm dân cư tập trung kiểu thị trấn, thị tứ… đã đặt ra vấn đề bức xúc phải giải quyết rác sinh hoạt từ khâu gom rác, quét rác, đổ rác, vận chuyển và xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Khi vào mùa lũ. Hầu như toàn bộ rác rưởi và các vật chất phân rã từ rác có trên mặt đất sẽ bị cuốn theo dòng lũ, các bãi rác bị nhấn chìm trong nước lũ, bao nhiêu chất ô nhiễm và độc hại từ đây đều được cuốn trôi theo dòng lũ, gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở diện rộng và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân.

Bình quân mỗi một hộ nông thôn tại TXCL trung bình một ngày thải ra 0,5 kg rác. Như vậy, trong một ngày người dân ở vùng nông thôn thải ra khoảng hơn 32 tấn rác thải. Hầu như số rác thải này một phần được thu gom đem xử lý bằng cách đốt, còn lại đều được người dân thải ra xung quanh khu vực gần đó (kênh, rạch, mương, ao,…) hoặc đổ đống rải rác làm mất vẻ mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

 Chất thải trong chăn nuôi:

Cũng như chất thải sinh hoạt, vấn đề cần đặt ra là phân gia súc, gia cầm có chứa nhiều thành phần hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán… khi được đưa vào môi trường nước chúng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm và là mầm mống gêy nên các bệnh dịch do phân gia súc thường chứa nhiều mầm bệnh như Samonella, Leptospira, Clostridium tetani, Bacilus Anthracis, Fasciolosis Buski, Brucella,…

Đặc trưng phổ biến nhất là phân heo trong chuồng trại được dội rửa bằng nước và tuôn thẳng ra mương rạch hoặc ao cá, nhiều hộ dân sống ven kênh rạch còn có tập quán xây chuồng heo ngay trên mặt sông ở phía sau nhà. Thế là tất cả mọi thứ chất thải đều được đổ thẳng ra sông mà không hề có chút bâng khuâng đối với việc dùng nước sông của các nhà lân cận hoặc thậm chí ngay cả gia đình họ. Vào mùa lũ hầu như mọi chất thải chăn nuôi có trên mặt đất đều được cuốn trôi theo dòng lũ. Mặt khác, ngành chăn nuôi hiện tại đang sử dụng rất nhiều hoá chất

Th.S Thái Lê Nguyên có khả năng tích luỹ lại trong thịt, sữa, trứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Hiện tượng nuôi cá bè trên sông gần đây đã trở nên phổ biến và phát triển. Vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực tập trung nhiều bè cá là vấn đề rất bức xúc vì nó không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn gây ra những tổn thất nặng nề do nước ô nhiễm làm cá chết hàng loạt.

 Hoá chất sử dụng trong nông nghiệp:

Trong canh tác nông nghiệp, để đạt được năng suất và hiệu quả cao, ngoài việc nghiên cứu thử nghiệm và tăng cường sử dụng các giống cây mới ngắn ngày cho năng suất cao còn đòi hỏi sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật. Việc lạm dụng phân hoá học và sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật đã và sẽ gây tác hại đối với sức khoẻ người tiêu dùng ở các mức độ khác nhau. Hầu hết các loại thuốc có họ như Photpho hữu cơ, Clo hữu cơ, Carbanat, Phenoxy axetic và Pyrethroid… đều có độc tính cao đối với môi trường, sinh vật và con người.

Việc sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng rửa trôi một dư lượng nhất định xuống các sông, ao, hồ và thâm nhập vào nguồn nước làm ô nhiễm đặc biệt vào mùa lũ. Bên cạnh những vùng sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón hoá học, các thuỷ vực bị phú dưỡng hoá nhanh chóng từ đó làm giảm tính đa dạng sinh học, giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên làm chết các phiêu sinh động – thực vật vốn là nguồn thức ăn của cá con, từ đó làm giảm đi lượng cá trưởng thành trên đồng ruộng, sông ngòi. Việc bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ ở nhiều địa phương. Đa số các bao bì thuốc bảo vệ thực vật khi dùng xong đều vứt bỏ trực tiếp ngoài đồng ruộng, mương rẫy, vườn cây.

Th.S Thái Lê Nguyên Sản xuất công nghiệp ở đây đa số là nhằm phục vụ cho việc tiêu thụ và chế biến nông thuỷ hải sản tại chỗ đã đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, xử lý các chất thải công nghiệp. Nước thải của các cơ sở chế biến thuỷ hải sản có mức độ ô nhiễm hữu cơ rất cao với lưu lượng đơn vị lớn. Nếu không được thu gom và xử lý thích hợp chúng sẽ góp phần làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng nước nhất là các vùng gần cơ sở sản xuất.

 Vệ sinh môi trường đô thị:

Mặc dù thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ nhưng chính sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá đã dần dần hình thành nên các đô thị. Chất thải đô thị là sự tập hợp rất đa dạng của nhiều loại nước thải và chất thải rắn như nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, chợ, nước thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nước thải vệ sinh chăn nuôi, rác thải bệnh viện, rác sinh hoạt, công nghiệp, rác chợ, xà bần,… Việc xử lý chất thải đô thị có ảnh hưởng quyết định về mặt vệ sinh môi trường, chất lượng các nguồn nước và sức khoẻ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)