Vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 32 - 83)

• Rác thải:

Thị xã có một bãi rác nằm ở phía Bắc cách 5 km, diện tích 1,7 ha với, một đội thu gom rác khoảng 40 người và 4 xe chuyên chở rác từ 1,5 tấn đến 4,5 tấn. Hàng ngày đã thu gom khoảng 70 – 80% rác, chủ yếu thu gom rác từ các hộ ven đường lớn khu vực nội ô thị xã, có khoảng 50% số hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác, số còn lại thì thải xuống sông, kênh rạch hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do rác được đốt bằng thủ công, các hố chứa rác không có lớp chống thấm, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm trong khu vực.

Tỷ lệ thu gom rác và chất thải đạt 75%.

Trong thời gian qua, tỉnh đã cố gắng tìm một nguồn đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy chế biến rác và đã có dự kiến xây dựng bãi rác 20 ha tại xã Nhị Bình huyện Cao Lãnh. Nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh, thị xã còn có 1 nghĩa địa 2,1 ha ở xã Mỹ Trà và một số nghĩa địa tôn giáo. Người dân còn tập tục chôn người thân trong vườn nhà hoặc các khu đất của họ tộc gây lãng phí tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường.

Thị xã đã lập dự án quy hoạch và đang tiến hành xây dựng mở rộng nghĩa địa hiện hữu 2,1 ha lên 5 ha ở xã Mỹ Tân cách thị xã 3 km.

Rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… Đây là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước. Tuy nhiên, nguồn chất thải này có thể tận dụng được.

• Môi trường:

Sự ô nhiễm môi trường không khí ở TXCL chưa có vấn đề nghiêm trọng vì không có công nghiệp thải khí độc hại, xe cộ giao thông chưa nhiều. Còn môi trường nước thì bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất thải hữu cơ ở kênh chợ Cao Lãnh và sông Đình Trung.

Từ đầu năm đến nay đã tổ chức đã thẩm định 33/35 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường.

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng đô thị được đẩy mạnh đầu tư như giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, chợ, cơ quan hành chính sự nghiệp,… Tuy nhiên các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường đô thị chưa được đầu tư như xử lý nước thải, rác thải,… đã có ảnh hưởng đến môi trường đô thị và gây tác động đến sức khoẻ cộng đồng dân cư nằm trong điều kiện bị ảnh hưởng. Các chỉ tiêu bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn quy định. Nguồn nước thải ở hầu hết các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tồn tại các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ. Chất thải rắn hiện nay ngày càng gia tăng, việc thu gom và bảo quản chưa hợp lý dẫn đến một số khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thủ công trong những năm qua sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Do đặc thù của địa phương các cơ sở sản xuất đan xen trong các khu dân cư, công nghệ sản xuất lạc hậu, vốn đầu tư ít, hoạt động theo kiểu gia đình xây dựng ngay trên phần đất của họ nên nảy sinh nhiều vấn đề môi trường không dễ giải quyết.

Th.S Thái Lê Nguyên Thị xã Cao Lãnh có nguồn tài nguyên nước rất phong phú và đa dạng nhưng không phân bố đều theo thời gian và không gian.

Nguồn nước mặt:

TXCL có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, Qmax = 41.504 m3/s, Qmin = 2.000 m3/s. Ngoài ra, sông Cao Lãnh là trục chính phân phối nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên lượng nước phân bố không đều trong năm, vào mùa kiệt mức nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới, mùa lũ quá nhiều nước gây ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Chất lượng nước hàng năm nước lũ đầu mùa mang về một lượng phù sa tương đối lớn bồi đắp cho đồng ruộng, tăng độ phì của đất, chống lão hoá đất. Phân bố phù sa tập trung hàm lượng lớn ven sông Tiền, sông Cao Lãnh và các trục kênh chính đưa sâu vào nội đồng (kết quả trị số phù sa đo trong thời gian 25 ngày trên sông Cao Lãnh là 145 g/m3).

Nguồn nước ngầm:

Theo kết quả thăm dò trữ lượng nước ngầm của Liên đoàn Địa chất cho thấy TXCL cũng như tỉnh Đồng Tháp hạn chế về trữ lượng nước ngầm so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nước ngầm tầng sâu (100 – 300 m) tương đối dồi dào nhưng một số nơi bị nhiễm phèn. Gần đây, việc sử dụng nước giếng cung cấp cho sinh hoạt ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng nước bị nhiễm Arsen với hàm lượng khá cao đã gây bất lợi cho người dân sử dụng và ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu tiếp tục khai thác và sử dụng nguồn nước này.

3.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TXCL 3.1.1. Các nguồn ô nhiễm và các thông số dùng để đánh giá ô nhiễm nước

Nguồøn ô nhiễm nước sông Thị xã Cao Lãnh và những tác động liên quan đến chất lượng nước được xác định:

Th.S Thái Lê Nguyên

Bảng 3.1 Nguồn gây ô nhiễm và các tác động chính lên nguồn nước

STT Nguồn gây ô nhiễm Tác động chính lên chất lượng nước

1.

Chất thải sinh hoạt: bao gồm nước thải và chất

thải rắn

Ô nhiễm do chất hữu cơ

Phú dưỡng hoá (Eutrophication) Ô nhiễm do vi khuẩn

Gây đục

2.

Nước thải công nghiệp từ các ngành công nghiệp phổ biến nhất

trong khu vực + Công nghiệp sản xuất

dược phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công nghiệp chế biến thuỷ sản

Ô nhiễm do chất hữu cơ

Phú dưỡng hoá (Eutrophication) Ô nhiễm do vi khuẩn Gây đục 3. Nông nghiệp + Sử dụng phân bón + Sử dụng thuốc trừ sâu

+ Khai hoang và đào kênh

Phú dưỡng hoá (Eutrophication) Ô nhiễm đặc biệt (thuốc trừ sâu) Chua hoá (axít hoá)

Gây đục

4. Nước mưa chảy tràn

Phú dưỡng hoá (Eutrophication) Ô nhiễm đặc biệt (thuốc trừ sâu) Ô nhiễm do vi khuẩn

Gây đục

Th.S Thái Lê Nguyên

Ngoài ô nhiễm gây ra do hoạt động của con người trong khu vực nghiên cứu, quá trình phèn hoá cũng là một vấn đề cần nghiên cứu. Từ nhận định trên về nguồn gây ô nhiễm và những tác động đến chất lượng nước, có thể nêu ra các tác nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu trong khu vực nghiên cứu là:

 Các chất hữu cơ  Các chất dinh dưỡng  Vi khuẩn

 Độ đục  Độ chua

 Dư lượng thuốc trừ sâu

3.1.2. Các thông số chọn lọc để đánh giá ô nhiễm nước mặt TX.Cao Lãnh

Bảng 3.2 Các thông số đánh giá ô nhiễm chất lượng nước mặt

Vấn đề ô nhiễm cần đánh giá Các thông số chọn lọc

 Ô nhiễm do chất hữu cơ Oxy hoà tan (DO)

Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) Nhu cầu oxy hoá học (COD)

 Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng N-NO3- P-PO43- N-NH4+

Th.S Thái Lê Nguyên Tổng P

 Ô nhiễm do vi khuẩn Tổng số vi khuẩn Coliform  Chất rắn Chất rắn lơ lửng (SS)

 Độ chua pH

Ô nhiễm do các chất hữu cơ

Nước sông Thị xã Cao Lãnh, đặc biệt là kênh rạch mỗi ngày nhận một lượng nuớc thải đổ trực tiếp vào sông chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa xử lý đạt yêu cầu từ nhà dân, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở chế biến thuỷ sản và các ngành nghề khác nằm dọc bên bờ sông do đó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt và chế biến thuỷ sản là chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.

Ô nhiễm do các chất hữu cơ được xác định bằng thông số DO và BOD. Trong trường hợp ô nhiễm do các chất hữu cơ nồng độ DO giảm nhưng giá trị BOD tăng.

Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng:

Do nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp cộng với việc mật độ dân cư khá đông nên hàm lượng amoni và nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Tại các khu vực nghiên cứu đôi lúc hàm lượng lên đến 0,28 mg/l, gấp 28 lần tiêu chuẩn cho phép.

Sự ô nhiễm các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá và hậu quả của phú dưỡng hoá là: bùng nổ rong tảo, gây trở ngại cho xử lý nước cấp, tăng độ đục cũng như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao làm cản trở phát triển thuỷ sản, du lịch và có thể làm tăng độc tính đối với cá, tôm do phát triển của một số loài tảo độc. Hiện tượng phú dưỡng hoá có thể quan sát ở tất cả các kênh rạch trên địa bàn sông TXCL.

Th.S Thái Lê Nguyên  Ô nhiễm do vi khuẩn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa được xử lý nên các sông trên địa bàn TXCL bị ô nhiễm là tương đối. Đa số các cơ sở sản xuất lớn chế biến thuỷ hải sản ở địa bàn thị xã Cao Lãnh tập trung ở phường 11 nên việc ô nhiễm Coliform tại các điểm này sẽ khá cao do nước thải từ các cơ sở này không được xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng không hiệu quả và chất thải chưa được thu gom triệt để nên nước thải đều được xả vào nguồn tiếp nhận là sông Tiền. Hơn nữa nơi đây còn tập trung nhiều khu dân cư đông đúc nên tình trạng bị ô nhiễm là khó tránh khỏi. Nước sông bị ô nhiễm Coliform cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và có thể dẫn đến các bệnh dịch dễ lan truyền.

Hàm lượng chất rắn:

Thị xã Cao Lãnh mang những đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nên mỗi khi mùa nước lũ tràn về lại mang theo bao nhiêu phù sa bồi đắp nên thời gian này cũng là lúc mà hàm lượng chất rắn lơ lửng sẽ khá cao.

Do quá trình rửa trôi từ đồng ruộng và quá trình khai thác cát trên sông, một phần nước từ thượng nguồn cũng đưa vào sông trên địa bàn TXCL nên hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và từ đó có thể làm tăng độ đục của dòng sông.

Độ chua:

Do mang tính chất sẵn có là vùng bị nhiễm phèn nên một phần nào đã làm cho nước bị chua là đều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trên các khu vực nghiên cứu trên địa bàn TXCL không ảnh hưởng nhiều về độ chua.

3.1.3. Tiềm năng sử dụng nước tại các điểm nghiên cứu

Bảng 3.3 Tiềm năng sử dụng nước tại các điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu Khả năng sử dụng nước Vấn đề bất lợi về chất lượng nước

Th.S Thái Lê Nguyên

phường Mỹ Phú - Thuỷ lợi quanh năm - Giao thông thuỷ - Tưới tiêu

- Ô nhiễm do công nghiệp - pH thấp

2.Kinh Xáng Múc, phường Hoà Thuận

- Cấp nước tương đối - Giao thông thuỷ - Tưới tiêu

- pH thấp

- Ô nhiễm do nông nghiêp - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do chất hữu cơ

3.Sông Cao Lãnh, phường 2

- Cấp nước hạn chế - Tưới tiêu

- Giao thông thuỷ - Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do chất dinh dưỡng - Ô nhiễm do nông nghiệp - Ô nhiễm do chảy tràn

4.Kinh 16, phường 3 - Tưới tiêu

- Cấp nước hạn chế - Giao thông thuỷ - Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do chảy tràn - pH thấp - Nước thải từ chợ 5.Cầu Quảng Khánh, xã Mỹ Trà - Cấp nước hạn chế - Thuỷ lợi quanh năm - Tưới tiêu

- pH thấp

- Ô nhiễm do chất hữu cơ - Ô nhiễm do chảy tràn

6.Kênh Vạn Thọ, xã Mỹ Ngãi

- Ô nhiễm do chất hữu cơ - Ô nhiễm do chất dinh dưỡng

7.Kênh Hoà Tây, xã Hoà An

- Thuỷ lợi quanh năm - Tưới tiêu

- Ô nhiễm do chất hữu cơ - Ô nhiễm do chất dinh dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Th.S Thái Lê Nguyên - Giao thông thuỷ

- Cấp nước hạn chế

8.Rạch Cái Sâu, phường 4

- Cấp nước hạn chế - Tưới tiêu

- Ô nhiễm do chất dinh dưỡng - Ô nhiễm do chảy tràn

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

9.Rạch Cá Chốt, phường 6

- Cấp nước hạn chế -Tưới tiêu

-Giao thông thuỷ

- Ô nhiễm do chảy tràn

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt - Ô nhiễm do chất hữu cơ

10.Sông Hồ Cứ, xã Tân Thuận Đông

- Cấp nước hạn chế - Tưới tiêu

- Giao thông thuỷ - Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do chất dinh dưỡng - Ô nhiễm do chảy tràn

11.Kinh Xáng, xã Tân Thuận Tây

- Cấp nước hạn chế - Tưới tiêu

- Giao thông thuỷ -Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm nước thải nuôi trồng thuỷ sản

- Ô nhiễm do nông nghiệp

12.Đối diện bệnh viện y học dân tộc, xã Mỹ Tân

- Tưới tiêu

-Giao thông thuỷ -Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do sinh hoạt

-Ô nhiễm do nước thải bệnh viện

13.Cầu Khém Bần, xã Tịnh Thới

-Tưới tiêu

-Giao thông thuỷ -Cấp nước hạn chế

-Ô nhiễm do nước thải chợ -Ô nhiễm do sinh hoạt

Th.S Thái Lê Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phường 11 - Giao thông thuỷ - Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do sinh hoạt

15.Cầu Đúc, phường 1

- Giao thông thuỷ - Thuỷ lợi quanh năm

- Ô nhiễm do sinh hoạt

- Ô nhiễm do nước thải chợ

3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI TXCL MẶT TẠI TXCL

3.2.1. Các ảnh hưởng đến môi trường nước mỗi khi lũ về

Là trung tâm của cả tỉnh Đồng Tháp (một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long) chịu những ảnh hưởng của lũ mỗi khi nước về nên chất lượng nước mặt vì thế cũng chịu các tác động bởi lũ. Sau đây là các tác động của chúng đến môi trường nói chung và nguồn nước mặt nói riêng:

Nước lũ có thể làm thay đổi môi trường nước ở bình diện rộng. Các tác động môi trường do lũ gây ra có thể nói là rất lớn, rất phức tạp ở nhiều khía cạnh khác nhau: môi trường, sức khoẻ, kinh tế – xã hội, chính trị,… Trong đó có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực, trực tiếp lẫn gián tiếp, trước mắt và lâu dài.

Môi trường sống bị ô nhiễm tất yếu sẽ phát sinh các dịch bệnh. Các dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước có thể phát triển và lây lan theo các con đường sau:

 Nước bẩn khi uống vào cơ thể sẽ sinh ra các bệnh về đường ruột.

 Khi lấy nước bẩn để tắm rửa sẽ dẫn đến các bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa.

 Nước lã đông lạnh thành nước đá khi uống, chúng được đưa vào cơ thể dẫn đến đau bụng, tả, lỵ.

 Rau sống khi rửa bằng nước lã, ăn vào cơ thể dẫn đến bệnh đường ruột.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khi xảy ra lũ:

Trong thời gian ngập lũ, toàn bộ các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất, kênh rạch và đồng ruộng,… sẽ bị nước lũ cuốn trôi và lan truyền theo môi trường nước.

Th.S Thái Lê Nguyên Nguyên nhân khách quan có thể do việc rửa trôi phèn, mặn từ nội đồng; do việc xói lở, bào mòn đất; do thực vật chết hoặc bị rơi rụng lá cành… có thể làm cho chất lượng nước thay đổi đáng kể: tăng độ đục, độ màu, hàm lượng phù sa, vật chất lơ lửng, vi sinh vật, thân lá cây cỏ, thay đổi pH, độ mặn, độ cứng, hàm lượng các ion nhôm, sắt, sulphate và một số thành phần khoáng vật khác. Nguyên nhân chủ quan (do con người tạo ra) đó là do không quản lý tốt và xử lý hợp lý các chất thải (nước thải các loại, các dạng chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện, trường học,

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp (Trang 32 - 83)