Lộ trình thực hiện

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 97 - 110)

Tùy vào bối cảnh, tính chất sở hữu tại thời điểm bắt đầu thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, mức độ can thiệp của chủ sở hữu nói chung và của Chính phủ các nước nói riêng mà lộ trình và mức độ đổi mới cũng có sự khác biệt. Có một số nhà khai thác được xem là đã thực hiện thành công đổi mới mô hình tổ chức với lộ trình bình quân từ 4-7 năm.

Như đã phân tích và đề xuất tại mục 3.1.6, lộ trình thực hiện đổi mới mô hình tổ chức của VNPT được phân chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015: Thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức được trình bày tại mục 3.2.1 Chương II.

Giai đoạn 2: Từ năm 2015-2020:

- Thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ VNPT;

- Hình thành công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định trên cơ sở tổ chức lại 3 công ty viễn thông vùng.

- Thực hiện “công ty hóa”. Chuyển đổi các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ thành các công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty cổ phần.

3.3. Phân tích mô hình tổ chức mới của VNPT

3.3.1. Công ty mẹ

Trong giai đoạn từ 2012-2015:

93

cơ sở hạ tầng viễn thông. Công ty Vinaphone quản lý toàn bộ hệ thống di động, bảo bảo nguyên tắc đầu tư tập trung, tiết kiệm, hiệu quả.

- Giảm đầu mối đơn vị hạch toán phụ thuộc từ 83 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Các bộ phận tham mưu được phân công lại chức năng, nhiệm vụ phù hợp hơn; giảm số lượng đầu mối, tinh, giản lao động. Qua đó, xác định được doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lãi, dịch vụ nào có lãi. Đồng thời, VNPT có phương án đầu tư vào những ngành nghề, dịch vụ mang lại hiệu quả cao; áp dụng phương thức quản lý, mô hình quản trị tiên tiến vào VNPT và các đơn vị thành viên; Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của VNPT, tập trung vào việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Các Ban tham mưu, chức năng phải thực hiện tốt chức năng quản lý, tham mưu, giúp việc và phục vụ Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc điều hành trong quản lý vốn, tài sản Nhà nước và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; gắn kết sản xuất kinh doanh của đơn vị với thu nhập của khối quản lý.

Việc tổ chức lại các Viễn thông tỉnh, thành phố để thành lập 3 công ty viễn thông vùng là giai đoạn quá độ, chuẩn bị cho việc hình thành 1 công ty (tổng công ty) kinh doanh bán lẻ các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong VNPT trên cả nước. Khi đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết thì tiếp tục tổ chức lại 3 công ty này để thành lập 1 doanh nghiệp duy nhất kinh doanh dịch vụ điện thoại cố định và băng thông rộng trên toàn quốc.

Trong giai đoạn sau 2015:

- Thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty mẹ; thực hiện các biện pháp tạo lập, phát triển những yếu tố thị trường trong việc lựa chọn, đào thải cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động. Tạo sức ép trách nhiệm và động lực hơn để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, trước tiên là của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

94

Công ty mẹ thực hiện chức năng đầu tư tài chính (đầu tư vốn cho các công ty con), nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển cho toàn tập đoàn.

- Công ty mẹ đầu tư nắm giữ tỷ lệ thích hợp vốn điều lệ tại một số doanh nghiệp chủ lực trong các hoạt động của Tập đoàn.

- Hình thành các công ty con có quy mô lớn, năng lực cạnh tranh cao, có chức năng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh một cách chuyên sâu như hạ tầng mạng, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, … Tập trung đầu tư, mở rộng ra thị trường quốc tế. Các đơn vị trực thuộc được tổ chức thành các Tổng công ty theo phân lớp chức năng: Tổng công ty hạ tầng mạng, Tổng công ty phát triển dịch vụ, Tổng công ty kinh doanh.

3.3.2 Công ty con, các đơn vị trực thuộc

(1) Xây dựng các doanh nghiệp chủ lực, có quy mô lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây lắp, tư vấn về viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

- Công ty VNPT Technology: Được hình thành trên cơ sở tổ chức lại công ty Cáp quang (Focal) và tiếp nhận thêm phần vốn góp của VNPT tại một số công ty cổ phần về sản xuất công nghiệp và dịch vụ viễn thông. Tăng vốn điều lệ của VNPT Technology để công ty này có tiềm lực mạnh, làm “đầu kéo” cho các công ty khác kinh doanh trong khối; đồng thời để VNPT Technology tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, tạo cơ hội để VNPT mở rộng thị trường ra quốc tế.

Doanh nghiệp này có ngành nghề kinh doanh: sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, đầu tư, phát triển vào các lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng, xuất nhập khẩu hàng hóa, mua bán doanh nghiệp và đầu tư ra nước ngoài.

Công ty này sẽ đóng vai trò chủ lực của VNPT trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp bưu chính, viễn thông.

95

chức lại để VNPT - CI là doanh nghiệp chủ lực của VNPT trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

+ Tăng vốn điều lệ của công ty, trong đó tăng tỷ lệ vốn góp của VNPT tại công ty này, đảm bảo tỷ lệ vốn do VNPT nắm giữ trên 51%.

+ Tăng vốn điều lệ, tăng cường nguồn lực cho đội ngũ quản lý của VNPT - CI để đảm bảo công ty có tiềm lực mạnh, có thể làm tổng thầu các dự án lớn của VNPT và ngoài VNPT.

Giai đoạn sau 2015:

- Công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định sẽ hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên, là đại lý độc quyền chuyên cung cấp dịch vụ bán lẻ các sản phẩm, dịch vụ của các công ty con của VNPT.

- Hình thành Tổng công ty hạ tầng mạng có chức năng phát triển, quản lý thống nhất, đồng bộ hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, bao gồm đường trục trong nước và quốc tế, mạng băng rộng, mạng truyền số liệu; thực hiện việc tối ưu hóa mạng lưới, đầu tư, xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng mạng.

- Hình thành Tổng công ty Kinh doanh quốc tế: có chức năng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ BCVT-CNTT, nội dung số, hợp tác liên doanh, liên kết với đối tác trong nước và quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

- Hình thành Tổng công ty phát triển dịch vụ: có chức năng phát triển, kinh doanh các dịch vụ trên nền mạng viễn thông di động.

3.3.3. Công ty liên kết

VNPT tiến hành thoái vốn tại các công ty liên kết hoạt động không hiệu quả hoặc không nằm trong lĩnh vực ưu tiên, phát triển. VNPT sẽ thực hiện thoái vốn đã đầu tư tại các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề chính của VNPT nhưng hoạt động thua lỗ, không hiệu quả với các hình thức như giải thể, phá sản, điều chuyển vốn góp, sáp nhập, ... theo quy định

96

của pháp luật.

Kết hợp kế hoạch thoái vốn với việc hình thành các doanh nghiệp chủ lực, có quy mô lớn trong các lĩnh vực như: xây lắp, tư vấn về viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

3.3.4. Khối đơn vị sự nghiệp

Hình thành một cơ sở đào tạo thống nhất, duy nhất trong VNPT, trong đó nòng cốt là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Như vậy, đơn vị này có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cung cấp cho VNPT và cho xã hội.

Chuyển đổi các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng thành các đơn vị sự nghiệp có thu, hướng tới mục tiêu tự chủ về tài chính. Giảm tải gánh nặng về tài chính cho VNPT, giúp VNPT có nguồn tài chính để tập trung đầu tư, phát triển.

Đồng thời, việc chuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ về tài chính để tăng cường tính tự chủ, độc lập cho các đơn vị này. Đồng thời, tăng cường phân cấp quản lý giữa VNPT và các đơn vị sự nghiệp, xác định rõ về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, tạo đà phát triển cho các đơn vị thuộc khối sự nghiệp.

3.3.4.5. Kiến nghị

Để có thể áp dụng thành công những đề xuất về đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của VNPT tại Luận văn này, VNPT cần được các cấp có thẩm quyền tháo gỡ một số khó khăn trước mắt như sau:

Đối với Chính phủ:

- Sớm bổ sung, hoàn thiện thể chế đối với TĐKT nhà nước, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng để VNPT hoạt động có hiệu quả, trong đó, đặc biệt phân tách rõ chức năng chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn với chức năng quản lý nhà nước và quyền điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ban hành quy định cụ thể về Kiểm soát viên như cơ chế hoạt động, chế độ đãi

97

ngộ, …. vv.

- Tiếp tục thực hiện cải các hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử để giảm thiểu các khâu trung gian trong quá trình tổ chức hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tài chính của VNPT với Nhà nước, đặc biệt là minh bạch, công khai các thủ tục hành chính.

- Ban hành quy định về xếp lương của Chủ tịch, Kiểm soát viên công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước theo các quy mô khác nhau để thực hiện.

Đối với Thủ tướng Chính phủ:

Cho phép VNPT có cơ chế trả lương đặc thù đối với các chức danh lãnh đạo, đội ngũ kế cận nhằm thu hút và “giữ chân” người tài, khắc phục tình trạng “chảy máu” chất xám như hiện nay.

Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Cho phép VNPT sử dụng một kênh truyền hình để VNPT chủ động trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ IPTV và TV Mobile.

- Điều chỉnh cước kết nối giữa mạng cố định và mạng di động theo giá thành dịch vụ, tạo điều kiện cho VNPT tiếp tục duy trì mạng cố định, đảm bảo lợi ích của khách hàng.

- Ban hành giá sàn các dịch vụ viễn thông để các doanh nghiệp viễn thông chủ động trong kinh doanh.

- Cho phép các công ty con, trong đó có các Viễn thông tỉnh, thành phố được sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ của công ty mẹ.

Đối với Bộ Tài chính:

- Ban hành chính sách và hướng dẫn để VNPT thoái vốn hiện đang đầu tư tại các doanh nghiệp khác cho phù hợp thực tế, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công tác này.

- Quy định về hạch toán chi phí của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ công ích, các nhiệm vụ phục vụ an ninh

98

quốc phòng, phòng chống thiên tai.

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Xem xét, giải quyết để các chi nhánh cấp II (chi nhánh hạch toán phụ thuộc chi nhánh cấp I của VNPT) được đăng ký kinh doanh, khắc dấu theo tên gọi, mở tài khoản tại ngân hàng và các kho bạc nhà nước ở các tỉnh, thành phố như thực tiễn hoạt động của VNPT hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.

99

KẾT LUẬN

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế theo các lộ trình mà Nhà nước đã đặt ra, để tuân thủ các cam kết mà Việt Nam đã ký kết khi ra nhập WTO nhất là trong lĩnh vực viễn thông và trên thực tế cạnh tranh “quyết liệt và nóng bỏng” của các doanh nghiệp viễn thông trong nước đỏi hỏi VNPT phải đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu thế thời đại. Việc nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới mô hình tổ chức hoạt động và quản trị doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh của các tập đoàn BCVT trong nước và thế giới; thực trạng tổ chức, hoạt động của VNPT để đề xuất các giải pháp “đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới” là rất cần thiết để VNPT có thể có mô hình tổ chức hợp lý, bảo đảm duy trì năng lực cạnh tranh thích ứng với bối cảnh mới, xu thế mới trong nước và quốc tế và để thành công trong kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước và trên thế giới. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, bằng sự nỗ lực của bản thân, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan thực tế và với sự hướng dẫn khoa học của các giáo viên hướng dẫn, luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế nói chung và về VNPT nói riêng, các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt rút ra các định hướng, mục tiêu phát triển của VNPT, đề xuất mô hình tổ chức hoạt động mới cho VNPT; Qua việc nghiên cứu và phân tích các kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn bưu chính, viễn thông quốc tế và trong nước đã đúc kết được các bài học thành công của từng Tập đoàn làm căn cứ đề xuất bài học và điều kiện

100

vận dụng cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

ii) Đánh giá được thực trạng về tổ chức hoạt động của VNPT trong thời gian qua trong đó đặc biệt nêu bật các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của VNPT trong thời gian qua, phân tích tình hình thực tế để rút ra những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân để VNPT có thể rút kinh nghiệm trong việc đổi mới tổ chức hoạt động trong bối cảnh giai đoạn mới, giai đoạn khi Việt Nam là thành viên của WTO với các cam kết có hiệu lực.

iii) Khái quát hóa quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong đó có đề cập đến việc hội nhập quốc tế và WTO của Ngành BCVT và VNPT; luận văn đã đưa ra mục tiêu phát triển của VNPT, quan điểm phát triển và quan điểm đổi mới của VNPT trong giai đoạn 2011-2020 để từ đó đề xuất cụ thể về đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của VNPT với các nguyên tắc, mục tiêu cụ thể. Từ đó có các đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông để có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho VNPT đứng vững trong môi trường cạnh tranh trong thời gian tới khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường viễn thông Việt Nam, khi Việt Nam là thành viên WTO.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã tiếp thu những kiến thức mới và tham khảo một số tài liệu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm.

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Sách trắng “Công nghệ thông tin và Truyền thông”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007-2010), Báo cáo tổng kết hoạt động Thông tin và Truyền thông các năm từ 2007-2010.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Sách trắng “Công nghệ thông tin và

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)