Giai đoạn từ 2007

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 63 - 68)

Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của VNPT không thay đổi do mới được thành lập từ năm 2006. Tại thời điểm này, VNPT đang tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức theo quyết định của Thủ tướng Chinh phủ.

Ngày 25/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên. Triển khai thực hiện Nghị định này, công ty mẹ - VNPT cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên. Việc chuyển đổi này tuy không mang tính đột phá như cổ phần hóa, nhưng là cần thiết và mang ý nghĩa. Cụ thể:

59

Một là, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các công ty nhà nước thực

hiện theo lộ trình chuyển đổi, nhưng trước ngày 1-7-2006 phải chuyển thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Hai là, với việc chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn

thành công ty TNHH một thành viên, bên cạnh mục tiêu để thực hiện thống nhất một Luật Doanh nghiệp, còn nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo sự bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là quá trình “công ty hóa” các công ty nhà nước, tạo vị thế “công ty” cho công ty nhà nước - có địa vị pháp lý của một pháp nhân kinh tế, có tài sản độc lập với cá nhân và tổ chức khác, kể cả với Nhà nước, có quyền nhân danh công ty tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Ba là, việc chuyển đổi sang Luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mặt bằng pháp lý với các thành phần kinh tế khác, thực hiện cam kết WTO là Nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu tương tự như các chủ doanh nghiệp hay cổ đông khác không phải Nhà nước.

Qua 5 năm hoạt động (2006-2010), VNPT đã đạt được kết quả kinh doanh đáng kể như sau:

Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh của VNPT trong giai đoạn 2006-2010.

TT Chỉ tiêu ĐVT 5 năm % TH/KH Tăng trưởng

BQ (%/năm) 1 Tổng doanh thu PS Tỷ đồng 326.306 142,23 20,43 2 Tổng lợi nhuận Tỷ đồng 66.316 89,19 - 11,09 3 Tổng nộp NSNN Tỷ đồng 35.498 105,94 6,53 4 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 90.318 143,36 21,03 5 Sản lượng TBĐT Triệu TB 76,3 361,29 34,64

60

- Thuê bao ĐTDD Triệu TB 71,56 476,46 45

6 Tổng số TB Internet Triệu TB 17,22 341,23 41,28

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo hoạt động SXKD của VNPT giai đoạn 2006 - 2010.

Kết quả phát triển dịch vụ BCVT:

Bên cạnh các kết quả đạt được về chỉ tiêu tài chính, thị phần các dịch vụ BCVT của VNPT so với các đối thủ cạnh tranh luôn được khẳng định ở vị trí chủ đạo trên thị trường:

Hình 2.1: Thị phần kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính theo doanh thu tính đến 31/12/2010

61

Hình 2.2: Thị phần thuê bao điện thoại cố định tính đến 31/12/2010 Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng CNTT-TT năm 2011

Hình 2.3: Thị phần thuê bao điện thoại di động tính đến 31/12/2010 Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng CNTT-TT năm 2011

62

Hình 2.4: Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đến 31/12/2010

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng CNTT-TT năm 2011

Bưu chính – Phát hành báo chí

Tổng doanh thu Bưu chính – Phát hành báo chí 5 năm ước đạt 26.056 tỉ đồng, đạt 190,39% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 40,17%/năm, trong đó: doanh thu nhóm dịch vụ bưu chính chuyển phát đạt 7.853 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2008-2010) đạt 23,52%/năm; doanh thu nhóm dịch vụ tài chính bưu chính đạt 3.236 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2008- 2010) đạt 10,85%/năm; doanh thu nhóm dịch vụ hợp tác VT&CNTT đạt 10.417 tỷ, bình quân giảm 8,89%/năm (2008-2010).

Nguyên nhân chính là do giá cước các dịch vụ viễn thông giảm dần, nhu cầu khách hàng thay đổi làm giảm mạnh doanh thu viễn thông tại giao dịch; trong khi đó doanh thu từ hoạt động bán sim thẻ giảm do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các đại lý tư nhân khác; hoạt động thu cước cũng giảm do một số đơn vị viễn thông đã tự tổ chức công tác thu cước...; doanh thu của

63

nhóm dịch vụ khác (bán hàng hoá, vận chuyển kết hợp, cho thuê mặt bằng, đại lý dịch vụ bảo hiểm,...) đạt 911 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 62,16%/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viễn thông & CNTT

Với việc đầu tư phát triển mạng lưới hiện đại, đồng bộ và rộng khắp, tính đến hết năm 2010 các dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại cố định, điện thoại di động, truy nhập internet băng rộng) đã được VNPT cung cấp đến tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn cũng đã triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ GTTT như: dịch vụ Vinasat, dịch vụ trên nền mạng NGN, dịch vụ miễn cước người gọi 1800, dịch vụ thông tin giải trí 1900, dịch vụ kết nối mạng riêng ảo IP/MPLS, dịch vụ truyền hình hội nghị; dịch vụ Ethernet quốc tế qua mạng ACASIA, Wimax di động, điện thoại Internet quốc tế chiều về, dịch vụ miễn cước điện thoại quốc tế cho người gọi, IP Centrex, các dịch vụ trên mạng 3G như: Mobile 3G services portal, dịch vụ Mobile TV, Mobile Internet, Mobile Broadband, Video Call...

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 63 - 68)