Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Posts and Telecommunications Group (viết tắt là VNPT) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. Theo công bố của VNR 500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam công bố năm 2010, đây là doanh nghiệp lớn thứ 4 tại Việt Nam. VNPT được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên theo quyết định số 58/2005/QĐ- TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam. Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
64
định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - VNPT. Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 955/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam có tiềm lực to lớn, sức cạnh tranh cao để có thể sẵn sàng bước vào hội nhập với khu vực và thế giới. VNPT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính, viễn thông và CNTT là ngành nghề kinh doanh chính.
VNPT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con nhằm tăng cường tích tụ về vốn, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận. Điểm khác biệt cơ bản so với trước là cơ chế liên kết giữa các đơn vị thành viên. Trong Tập đoàn, các đơn vị thành viên liên kết theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Công ty mẹ - VNPT có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi, là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, nhà nước giữ 100% vốn và nắm giữ từ 51 - 100% vốn ở các công ty con; có vai trò tối đa hoá lợi nhuận của Tập đoàn; trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh; hỗ trợ các công ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ công ích; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con theo qui định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn - công nghệ - thị trường; thay mặt nhà nước giao vốn cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost); chịu trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn; điều hành thống nhất mạng lưới viễn thông và CNTT của Tập đoàn; là pháp nhân đại diện cho Tập đoàn.
Vốn chủ sở hữu Nhà nước của Tập đoàn bao gồm vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư tại các đơn vị
65
thành viên và doanh nghiệp khác.
Quan hệ giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên mà Tập đoàn góp vốn là quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu vốn điều lệ đồng thời giữ quyền chi phối các đơn vị thành viên thông qua chiến lược, công nghệ, thương hiệu, thị trường, nghiệp vụ. Trong Tập đoàn, các công ty Thông tin di động (VMS) sẽ chuyển thành công ty cổ phần trong đó Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.
Chức năng, nhiệm vụ của VNPT:
Mang trên mình sứ mệnh và tầm vóc mới, VNPT kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó BCVT & CNTT là ngành kinh doanh chính. Tập đoàn huy động được sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sự phát triển của mình, cơ cấu sở hữu của Tập đoàn là đa dạng, kinh doanh linh hoạt nhằm mục đích đổi mới, hoàn thiện và phát triển. VNPT hoạt động trong các lĩnh vực:
- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong và ngoài nước;
- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục, BCVT - CNTT trong nước và nước ngoài,
- Kinh doanh dịch vụ truyền thông, quảng cáo;
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT;
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và CNTT;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
2.2.2 Mô hình tổ chức của VNPT
Trên cơ sở các Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 287/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT; Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 24/10/2007 về tổ chức kinh doanh mạng viễn
66
thông nội hạt VNPT; Quyết định số 16/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc thành lập VNPost, VNPT đã thực hiện triển khai chia tách bưu chính, viễn thông tại các Bưu điện tỉnh, thành phố trước đây để hình thành các Viễn thông tỉnh, thành phố - đơn vị trực thuộc Công ty mẹ và các Bưu điện tỉnh, thành phố (BĐTT) - đơn vị trực thuộc VNPost, các đơn vị này đã đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008. Đến nay, tổ chức bộ máy Tập đoàn về cơ bản đã được hình thành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
i) Công ty mẹ bao gồm:
- Khối cơ quan quản lý điều hành: Ban Viễn thông, Ban Kinh doanh, Ban Đầu tư – Phát triển, Ban Kế hoạch, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Kế toán - Tài chính, Ban Tổ chức cán bộ - lao động, Ban Khoa học công nghệ - công nghiệp, Ban Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Ban Thi đua - Truyền thông, Ban Thanh tra - Quân sự - Bảo vệ, Ban Đầu tư và quản lý vốn ngoài doanh nghiệp, Ban Phát triển dịch vụ CNTT và giá trị gia tăng; Văn phòng tập đoàn và các Ban quản lý các dự án.
- 78 đơn vị hạch toán phụ thuộc, trong đó có:
+ 63 Viễn thông tỉnh, thành phố được chia tách ra từ Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây,
+ 8 đơn vị hoạt động trong khối sự nghiệp: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường Trung cấp BCVT I, Trường Trung cấp BCVT II, Trường Trung cấp BCVT III, Trường Trung cấp BCVT Miền Núi, Bệnh viện Bưu điện (tại TP. Hà Nội), Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện (tại TP. Hải Phòng), Bệnh viện đa khoa Bưu điện (tại TP. Hồ Chí Minh)
+ 6 công ty quản lý mạng viễn thông đường trục liên tỉnh và quốc tế, kinh doanh dịch vụ điện thoại di động (Vinaphone), Internet, dịch vụ giá trị gia tăng, Bưu điện Trung ương.
67
dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, quản lý mạng viễn thông chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Do yêu cầu bảo mật rất cao, đối tượng phục vụ đặc biệt (là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội) nên đầu tư cho hệ thống mạng viễn thông chuyên dùng tốn kém, trong khi giá thành cung cấp dịch vụ không được tính theo chi phí thực tế phát sinh nên hoạt động kinh doanh của đơn vị này không hiệu quả (lỗ). Do vậy, cần có phương án tổ chức lại đơn vị này.
ii) Các đơn vị thành viên (công ty con) bao gồm:
VNPost; 03 công ty VNPT nắm 100% vốn điều lệ: Công ty Thông tin di động (VMS), Công ty Tài chính Bưu điện (PTF), Công ty TNHH 1 thành viên cáp quang FOCAL; 01 công ty cổ phần VNPT có cổ phần chi phối (được hình thành từ việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên trước đây của VNPT: Công ty cổ phần vật tư Bưu điện (POSTMASCO).
2.2.3. Công ty con
Các công ty con của VNPT gồm:
- Tổng công ty Bưu chính Việt Nam: có chức năng kinh doanh các dịch vụ bưu chính, chuyển phát, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng, là đại lý cung cấp một số dịch vụ viễn thông, CNTT của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức của VNPT.
- Công ty Tài chính Bưu điện: Thực hiện chức năng là công cụ tài chính của VNPT, có nhiệm vụ tư vấn tài chính và các nhiệm vụ khác do VNPT giao.
- Công ty Thông tin di động (VMS): Thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ thông tin di động với thương hiệu Mobifone.
- Công ty TNHH một thành viên cáp quang (FOCAL): Có chức năng sản xuất thiết bị viễn thông như các loại cáp viễn thông, tủ, trạm, …
68
thiết bị bưu điện, cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bưu chính, viễn thông.
2.2.4. Công ty liên kết
VNPT có 86 công ty liên kết, hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần.
2.2.5. Khối đơn vị sự nghiệp: Bao gồm các cơ sở đào tạo, y tế. Các đơn vị này thực hiện chức năng đào tạo. này thực hiện chức năng đào tạo.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I: Trụ sở tại tỉnh Nam Hà
- Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II: Trụ sở tại thành phố Đà Nẵng
- Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin III: Trụ sở tại tỉnh Tiền Giang.
- Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Miền Núi: Trụ sở tại thành phố Thái Nguyên.
2.3. Đánh giá mô hình tổ chức của VNPT
2.3.1. Ưu điểm
Kể từ khi thành lập, trong những năm qua, VNPT phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận tốt, là một trong những doanh nghiệp nhà nước nộp ngân sách nhà nước cao nhất. VNPT vẫn giữ vững vai trò là doanh nghiệp chủ lực của Nhà nước, là doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin ở Việt Nam. Một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Mô hình tổ chức của VNPT đã được đổi mới, đa dạng hóa hơn so với trước đây. Mô hình tổ chức của VNPT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với nhiều cấp doanh nghiệp như công ty mẹ - công ty con/công ty liên kết, công ty con/công ty liên kết - công ty cháu, .... Trong đó, công ty mẹ - VNPT được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên do Nhà
69
nước làm chủ sở hữu.
- Mô hình tổ chức của VNPT đã đổi mới phương thức liên kết giữa VNPT và các đơn vị thành viên từ liên kết bằng hành chính ở mô hình tổng công ty trước đây sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài chính, thương hiệu, thị trường, khoa học và công nghệ. Công ty mẹ thực hiện quyền chi phối các công ty con trên cơ sở mức vốn nắm giữ, quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn góp trong các công ty liên kết thông qua người đại diện phần vốn của mình tại công ty đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Hoạt động với mô hình công ty mẹ - công ty con cùng với thực hiện các nguyên tắc quản lý điều hành đã hình thành phương thức quản trị mới, tạo quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp cho các doanh nghiệp thành viên của VNPT, giảm bớt những quy định “xin - cho” bất hợp lý.
- Các doanh nghiệp trong tổ hợp Tập đoàn VNPT chuyển từ liên kết kiểu hành chính sang liên kết bằng đầu tư tài chính, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết được thể hiện trên hợp đồng kinh tế, trong hợp đồng kinh tế thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Với việc xác định rõ mối quan hệ như vậy, công ty mẹ có trách nhiệm cao hơn đối với các công ty con, công ty liên kết vì hiệu quả hoạt động của công ty con, công ty liên kết có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này của VNPT.
- Vai trò chi phối, điều hành về chiến lược, công nghệ, thị trường, thương hiệu của công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên được xác lập rõ ràng. Công ty mẹ có điều kiện tập trung quan tâm đến việc hoạch định và điều phối thực hiện chiến lược phát triển chung nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư phát triển, tích tụ, tập trung vốn và lợi nhuận. Các công ty con được tạo điều kiện giải phóng năng lực sản xuất, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh từ việc từ hực hiện chiến lược phát triển chung và
70
những liên kết với công ty mẹ - VNPT. Trong thời gian qua, VNPT đã xây dựng được các công ty dọc chuyên ngành mạnh, có thương hiệu trên thị trường như công ty Thông tin di động (Mobifone), Công ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone), ….
- Công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được chú trọng. Đã hoàn thành việc chia tách bưu chính, viễn thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo mô hình tổ chức mới: Viễn thông tỉnh, thành phố là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ - VNPT. Đã thực hiện cổ phần hóa 39 đơn vị thành viên và trực thuộc đơn vị thành viên. Loại hình doanh nghiệp của công ty mẹ, công ty con, đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ trong mô hình tổ hợp tập đoàn VNPT đã phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ chuyển đổi được một số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, dịch vụ có quy mô nhỏ, không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế lớn tham gia vào công tác điều hành sản xuất kinh doanh nên hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này chưa cao, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam phải chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ (nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật) đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Cơ chế quản lý đã được cải thiện, công tác quản lý điều hành đã liên tục được kiện toàn ở tất cả các lĩnh vực công tác; hệ thống văn bản quản lý được ban hành kịp thời và đồng bộ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động. Điều này thể hiện ở các hệ thống cơ chế quản lý nội bộ, qui trình quản lý và cung cấp dịch vụ; hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật... đã liên tục được ban hành, được sửa đổi và hoàn thiện. Đến nay, công tác quản lý điều hành chung đã có nhiều tiến bộ, có nhiều điều chỉnh đổi mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Việc phân cấp, mở rộng quyền chủ động đã gắn với trách nhiệm của Lãnh đạo các đơn vị; đã
71
giảm thiểu chế độ hội họp, tăng cường đối thoại trực tuyến, giảm bớt thủ tục hành chính; tập trung xem xét, giải quyết nhanh, dứt điểm các vấn đề khó khăn, vướng mắc; tạo sự phối hợp đồng bộ, nhanh, kịp thời giữa các bộ phận chức năng tham mưu, quản lý.
- VNPT đã tập trung vào việc khai thác và tận dụng khá tốt các mối quan hệ quốc tế để từng bước triển khai, hợp tác trong việc phát triển các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng như các dự án đầu tư trong nước. Số lượng đối tác quốc tế của VNPT đã được mở rộng trên tất cả ngành nghề kinh doanh của VNPT. VNPT cũng đã triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư ra nước ngoài, thành lập chi nhánh tại Hoa Kỳ để phối hợp với các đơn vị trong nước triển khai các dịch