Khuyến khích khai thác các nguồn năng lượng tái sinh và các

Một phần của tài liệu Biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 93 - 102)

n g u ồ n n ă n g IƯỌÌ1Ị» th ic n n h ièn th a y thế.

Đối với các quốc gia ở Châu Á, nhu cầu sử dụng năng lượng dang ở mức độ cao đặc biệt là nhu cầu về dầu mỏ, giải pháp đối với vấn để giá dầu tăng cao sẽ là sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, sức gió và địa nhiệt. Đây là nguồn năng lượng đang được toàn Châu Á trông đợi hơn bao giờ hết, giúp hạn chế sự khan hiếm dầu mỏ và cắt giảm kim ngạch

nhập kháu dầu mỏ. Việt Nam đã và đang sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh để thay thế dầu mỏ sau:

Thứ nhất, thúy điện. Đây vẫn được xem là nguồn năng lượng tái sinh hàng đầu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thuv diện được khai thác triệt để để mang lại hiệu quá cao. Phải có nhicu phương án chọn lựa đê đảm bảo khai thác tối đa năng lượng các dòng sông con suối. Ớ Việt Nam hệ Ihống sông suối khá dày và có độ dốc lớn, lượng mưa trong năm lại cao, đó là những yếu tố đảm bảo cho nguồn thuỷ năng lớn. Hiện tại chúng ta đã khai thác tương đối hiệu quả thuý năng cùa sông Đà, sông Đồng Nai, Đa Nhim, Sê San... song tiềm năng Ihuý điện còn rất lớn, đặc biệt là hệ thống thuỷ điện nhỏ từ 5KW trờ lên. Chúng ta đang thực hiện các bước trong giai đoạn đầu của dự án Thuý điện Sơn La. Đây là một công trình trọng điểm với quy mô lớn, do đó cần tập trung toàn bộ nguồn lực để dự án được triển khai theo đúng kê hoạch và tiến độ đã đề ra.

Thứ hai, than đá. Than cũng là nguồn năng lượng lớn của nước ta. Ngoài than gầy, than mỡ ở Quáng Ninh, Thái Nguyên... còn có than bùn có ở nhiều nơi. Cần phải ưu tiên than đá cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khấu theo tỷ lệ thích hợp. Phát triển những tổ hợp máy phát điện cực lớn sử dụng than chất lượng thấp nhằm có chi phí thấp và hiệu quả cao. Cần huy dộng nhicu hơn nữa nguồn than bùn, than cám cho sản xuất điện. Nghiên cứu sử dụng than qua lửa cho đời sống.

Thứ ba, năng lượng mặt trời. Theo hãng Shell, nhiệt năng mà trái đất nhận được từ mặt trời trong 20 ngày tương đương với toàn bộ trữ lượng nhiên liệu hóa thạch trên thê giới. Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và chi phí ngày càng giảm, năng lượng mặt trời ngày càng được khai thác để sản xuất điện, đặc biệt là tại các vùng xa xôi không thể kết nối với lưới điện quốc gia. Năng lượng mặt trời còn dùng rộng rãi để đun nước và thậm chí còn dùng cho điều hòa nhiệt độ.

Thứ tư, sức gió. Cũng như năng lượng mặt trời, việc khai thác sức gió đang ngày càng phát triển nhanh chóng với các trạm phái điện sử dụng sức gió lớn được lắp đặt tại châu Âu và Mỹ. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp tiên tiến trong việc xây dựng các tuốc bin phát điện nhỏ chạy bằng sức gió ở các vùng xa không có điện lưới quốc gia.

Thứ năm, chất đốt sinh học. Đốt củi nấu cơm là một ví dụ cổ xưa nhất cúa việc sử dụng chất đốt sinh học. Thuật ngữ ám chỉ bất cứ một dạng thực vật nào như cỏ, cành, lá cây hay thậm chí rác thải đô thị có thể đốt cháy hoặc được đốt cháy trong các nhà máy điện để sản xuất điện năng. Chất đốt sinh học còn có thể được sứ dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học lỏng như cồn ethanol và khí đốt như mêtan sản sinh từ việc chôn rác thải.

Thứ sáu, nhiên liệu sinh học. Diesel sinh học được tạo ra trong quá trình chuyến đổi mỡ động vật và dầu thực vật thành cồn có thể thay thế trực tiếp cho dầu diesel truyền thống dưới dạng năng lượng sạch hay chất phụ gia. Nhiên liệu sinh học ít gây ô nhiễm hơn và động cơ sử dụng nó không cần phải hoán cải nhiều.

Thứ bảy, hyđrô. Đây là loại nhiên liệu cao cấp nhất trong số các loại khí đốt và ngày càng được xem là nhiên liệu của tương lai. Hyđrô phần lớn được tách ra từ khí đốt tự nhiên, đây là một lợi thế của Việt Nam.

3.2.3. Giái pháp về cơ chế, chính sách vĩ mỏ

Việc quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ để đối phó với giá dầu tăng cao cần phải dựa trên những quyết định phù hợp với cơ chế thị trường. Hiện nay Chính phủ đã giao quyển chủ động quyết định giá bán xăng dầu cho các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, xoá bỏ bù lỗ giá xăng dầu. Đây là một động thái mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên khi Chính phủ từng hước thả nổi giá xăng dầu, phải tiến hành đồng thời với các biện pháp chống đầu cơ, tích trữ xăng dầu.

Do dầu là n«uycn liệu đầu vào của nhiều ngành sán xuất nên việc từng hước thả nổi giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn hộ cơ cấu của nền kinh tế. Về dài hạn, việc xoá bỏ trợ giá nhiên liệu sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của nén kinh tế. Song, trong ngắn hạn, điều này có thể làm tăng giá các mặt hàng trong nước, gây sức ép lạm phái và giảm tiêu dùng trong nước. Lạm phát tăng khiến Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, dẫn đến việc giảm các nguồn vốn đầu tư mới, do đó hạn chế tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cùng với việc thả nổi giá nhiên liệu, Chính phủ cần thực hiện các chính sách thuế và lãi suất thích hựp. Bới nếu thuế và lãi suất cao sẽ làm cho sô nợ của các gia đình tăng lên. Ngược lại, việc giảm thuế và lãi suất thấp, bên cạnh việc đưa lại lợi ích cho khu vực kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của đất nước, có thế ánh hưởng đến cán cân thương mại và tăng lạm phát. Chính vì vậy, Chính phú cần thực hiện chính sách giảm thuế cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá dầu biến động để có thể giảm được những tác động tiêu cực do giá tăng. Tuy vậy, Chính phủ chí nên điều chỉnh thuế và lãi suất nhằm hỗ trợ cho kinh doanh và khu vực kinh tế nhà nước trong ngắn hạn rồi sau đó cần dần dần xóa bỏ sự trợ cấp này để cho hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường về lâu dài.

Tiếp tục tạo dựng và phát triển thị trường dầu khí trong nước, đặc biệt là phát triển hộ tiêu thụ khí đốt. Tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia vào thị trường dầu khí theo nguyên tắc cổ đông chi phối do nhà nước nắm giữ trong các hoạt động then chốt (tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đường ống hể chứa, lọc dầu, chế biến khí, phân phối cấp hán buôn...) để loại trừ khá năng lũng đoạn của tư nhân đối với loại hàng hỏa chiến lược xãng dầu.

3.2.4. Hoàn thiện ché quán lý Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Các tập đoàn dầu khí quốc gia hoặc quốc tế là những mô hình tổ chức rất hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nên chí cần nghiên cứu ứng dụng phù hợp

với đặc thù của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra đời dựa trên việc cơ cấu lại tổ chức của Tổng Công ty Dầu khí, chúng ta cần nghiên cứu mô hình tổ chức tập đoàn dầu khí quốc gia của các quốc gia có công nghệ khai thác và hoá lọc dấu tiên tiến để đề ra thể chế và phương pháp quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hiệu quả. Tính đến tháng 6/2007 Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá được 11/25 doanh nghiệp trực thuộc, thời gian tới Tập đoàn Dầu khí sẽ tiếp tục cổ phẩn hoá những doanh nghiệp còn lại mà Tập đoàn không cần thiết phái nắm giữ 100% vốn. Do đó Nhà nước cần phải có những thay đổi trong hệ thống chính sách quản lý tập đoàn cho phù hợp. Rà soát, bổ sung, cập nhật các văn bản luật, quy định, quy chế, tiêu chuẩn phù hợp với trình độ và với tập tục quốc tế trong hoạt động dầu khí. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống qui chế về cơ chế quan hộ trong nội bộ tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty thành viên theo hướng tăng cường tính độc lập tự chủ của mỗi thành viên. Hoàn thiện quy chế về hoạt động của Hội đồng quản trị, mối quan hộ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Tập đoàn.

3.2.5. Các giiii pháp về khoa học công nghệ và báo vệ mòi trường.

Chúng ta cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến và hóa dầu, tự đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lình vực thăm dò khai thác dầu khí, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động. Hiện đại hoá máy móc kỹ thuật, đảm bảo an toàn hơn nữa công tác khai thác, tránh lãng phí, giám thất thoát sản phẩm đến mức tháp nhất.

Đào tạo cán bộ dầu khí từ công nhân đến chuyên gia thông qua việc xây dựng tập trung một trung tâm đào tạo có chất lượng cao trong nước kết hợp với đào tạo chuycn sâu ở các trung tâm nổi tiếng nước ngoài và đặc biệt chú trọng đào tạo tay nghề bằng con đường hợp tác lao động trong các Công ty dầu khí quốc tế.

Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm VC khoa học - công nghệ giữa ngành dầu khí Việt Nam vù ngành dầu khí quốc tế.

Còng nghiệp khai thác và hoá lọc dầu mang tính đặc thù do mức độ độc hại của dầu mỏ gây ncn, bởi vậy bất kv đề án công nghệ nào liên quan đến việc khai thác và hoá lọc dầu trong tất cả các lĩnh vực thượng nguồn, trung nguồn hay hạ nguồn đều phái có de án bảo vệ môi trường đi kèm. Các đé án môi trường phải đưực xây dựng nghiêm túc, đầy đủ các nội dung từ việc dự háo, dự phòng và chống các sự cố xảy ra khi khai thác và chế biến dầu và khí... Đê án bảo vệ môi trường phải được các cơ quan nhà nước phê chuẩn và được triển khai dưới sự kiểm soát, giám sát, thanh tra chặt chẽ của bãn thân ngành dầu khí cũng như các cơ quan có trách nhiệm từ địa phương đến trung ương.

3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tê

Do những hạn chế về công nghệ và tài chính, Việt Nam không thể đồng thời phát triển nhiều dạng năng lượng khác nhau, vì vậy cần chú trọng hợp tác với các nước phát triển dê có the nhanh chóng áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa năng lượng mới, năng lượng tái tạo trở thành yếu tố quan trọng cân bằng năng lượng tổng thể. Ngoài ra Việt Nam có thể đấy mạnh hợp tác quốc tế về năng lượng trước mắt là hợp tác trong khu vực. Cụ thể là Việt Nam có thể nghiên cứu tham gia Hiệp định an ninh dầu mỏ ASEAN (APSA) để giành được sự ưu tiên cao khi nhập khẩu dầu mỏ bị thiếu hụt trầm trọng, tham gia hợp tác trong sơ đồ hệ thống đường ống dẫn khí xuycn ASEAN (APSA), hệ thống điện liên kết các nước ASEAN qua 14 đường dây cao áp, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trong khu vực, giám công suất dự phòng và chi phí chung.

KẾT LUẬN

Dầu mó là một nguổn tài nguyên năng lượng quý báu nằm sâu trong lòng đất, dưới đáy đại dương được tạo hoá đã ban tặng cho con người một cách hữu hạn và không đồng đều. Ngày nay dầu mỏ đã trở thành yếu tố hàng dầu quyết định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của những quốc gia có tài nguyên dầu mỏ, là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng và là nguổn nguycn liệu tái chế biến của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thị trường dầu mỏ thế giới nhiều năm qua đã xuất hiện xu thế là nhu cầu luôn luôn tăng lên năm sau cao hơn năm trước trong khi nguồn cung có hạn đã dẫn tới tình trạng quan hệ cung cầu mất cân đối, cung luôn luôn thấp hơn cầu. Cùng với sự suy kiệt của các mò dầu, điểu kiện thăm dò và khai thác ngày càng trở nên khó khăn và sự biến đổi của thời tiết, khí hậu dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó nhu cầu vể dầu mỏ không ngừng tăng cao để đáp ứng VCU cầu tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu là nguyên nhân chính làm cho giá dầu mỏ thế giới biến động mạnh, đặc biệt là xu hướng giá dầu không ngừng tăng cao.

Cả thế giới đang bùng lên trong cơ khát dầu mỏ, dầu mỏ trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên khắp các châu lục. Giá dầu mỏ thế giới biến động đã gây ánh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới và đe doạ phá vỡ cân đối vĩ mò cúa mỗi quốc gia. Không những thế biến động giá dầu còn tạo ra những mối quan hộ kinh tế - chính trị mới và đã từng là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột, chiến tranh triền miên, làm đảo lộn nhiều mối tương quan chiến lược, gây ra những biến động lớn trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Trữ lượng dầu mỏ của thế giới dược dự báo là đủ để sử dụng trong vòng 30 đến 40 năm nữa. Trong thời gian tới nhu cầu về dầu mó toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên nhưng khá năng cung cấp thì không tăng nhiều, đây

là nhân tô quan trọng nhất làm cho giá dầu biến động theo xu hướng tăng cao. Nén kinh tê thê giới vẫn trong đà tăng trướng sẽ tiếp tục làm cho sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ còn kéo dài. Đặc biệt là các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bán ... thì sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ là rất lớn. Nghiên cứu xu thế biến động giá dầu mó thế giới đé giảm dần sự phụ thuộc của quốc gia vào nguồn tài nguyên dầu mỏ là xu thế tất yếu của các quốc gia trên khắp các châu lục.

Không nằm ngoài quy luật chung của toàn cầu, Việt Nam một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đã và dang khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ để xuất khấu nhưng lại phái nhập khẩu xăng dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ đẽ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng chịu ảnh hưởng do biến động giá dầu mỏ thê giới gây ncn. vé mặt lôgíc thì biến động giá dầu mỏ thế giới tác động đến Việt Nam có cả mặt tích cực và tiêu cực và dường như sự ánh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế là không nhiểu. Tuy nhiên, xét trên giác độ tổng the và những điều kiện thực tế của Việt Nam thì biến động giá dầu mỏ thế giới đã có ảnh hướng nhiều mặt đến nền kinh tế. Do vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đặc biệt là chúng ta phái sớm có chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia để giảm tối đa tác động do sự hiến động của giá dầu mó thế giới.

Giá dầu thế giới vẫn biến động rất phức tạp và khó dự đoán do vậy việc nghiên cứu về hiến động cuả giá dầu vẫn là vấn đề cả thế giới quan tâm và tiếp tục nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phù - Tliếgiới 2020 - Tiến tới một ký nguyên toàn cầu mới. Hà Nội 1/2000.

2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thông tin kinh tế xã hội - Số 6/2004.

3, Bộ Khoa học Công nghệ - Tổng luận khoa học cóng nghệ kinh t ế - số

Một phần của tài liệu Biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)