Phân tích những nguyên nhân đến buôn lậu phát sinh, phát triển

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 31 - 32)

I. Thực trạng về tình hình buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá

6. Phân tích những nguyên nhân đến buôn lậu phát sinh, phát triển

PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA VÀ CÁC VÙNG BIÊN GIỚI NÓI RIÊNG.

a. Những nguyên nhân phát sinh từ nền kinh tế kém phát triển.

Do nền sản xuất hàng hoá trong nước còn kém phát triển.

Sau 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, nền sản xuất hàng hoá của đất nước còn kiệt quệ phần lớn các nhà máy của ta mua lại các thiết bị công nghệ cũ của các nước phát triển và nước ta đang trong thời kỳ khấu hao. Do vậy hàng hoá trong nước sản xuất ra chất lượng còn thấp, mẫu mã kiểu dáng không còn phù hợp với người tiêu dùng, giá bán lại cao. Dẫn tới không thể cạnh tranh được với hàng hoá của nước ngoài. Chẳng hạn như hàng của Trung Quốc. Với giá thành của họ lại rẻ và mẫu lại đẹp, chất lượng cũng được vì vậy người tiêu dùng có tâm lý thích dùng hàng ngoại.

Do thuế suất nhập khẩu của nước ta còn khá cao.

Đứng trước tình hình hàng hoá trong nước không đủ khả năng cạnh tranh được với các mặt hàng ngoại. Nhà nước đã phải đánh thuế rất cao đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài về. Để bảo hộ nền sản xuất ở trong nước. Với thuế suất nhập cao như thế, là nguyên nhân dẫn tới buôn lậu. Bởi vì nó ảnh hưởng đến vấn đề lợi nhuận của người mua bán, trong khi mục đích của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cao. Do vậy các đối tượng hoạt động thương mại tìm mọi cách để nhập lậu, gian lận thương mại nhằm mục đích trốn thuế.

b, Các nguyên nhân phát sinh từ xã hội ở khu vực biên giới.

Tình trạng thất nghiệp kéo dài

Thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình hình buôn lậu ngày càng phát triển tại các khu vực biên giới nói chung và địa bàn xã Yên Khoái nói riêng.

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Lộc Bình vào năm 2000: - Tổng số dân của huyện là 113.744 ngươi

- Số người trong độ tuổi lao động là 81.351 người.

Vào thời điểm sau khi thu hoạch lúa, ngô thì số người không có việc làm lại tăng lên. Trong khi ở vùng biên giới vốn dĩ không nhiều việc, thậm chí không có nơi để làm thuê. Đứng trước thử thách này ở địa phương chưa thể phát triển ngành nghề nào để tạo công ăn việc làm cho số người lao động thất nghiệp này. Do vậy, phần lớn những người thất nghiệp đã đổ xô đi mang vác hàng lậu với số tiền từ 3000đ đến 5000đ/1chuyến (1chuyến là 1 gánh) cũng đủ 1 mình họ sống một ngày. Nếu người nào mang vác được nhiều hàng, nhiều chuyến trung bình một ngày cũng kiếm được từ 20.000-50.000đ đủ để nuôi sống cả gia đình trong một ngày. Đây thật sự là một việc đáng phải quan tâm của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Trình độ văn hoá, trình độ dân trí tại khu vực biến giới còn thấp, do đó đã hạn chế khả năng nhận thức và sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành của người dân.

Mặc dù chính quyền xã, huyện cũng có tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường xuyên nhưng khả năng nhận thức cộng với thất nghiệp và sự lôi kéo xúi giục của các phần tử xấu, do vậy nhiều người dân có những suy nghĩ sai lệch đi, không có ý thức chống buốn lậu, nhiều người còn giúp đỡ che giấu buôn lậu.

Trên đây là những suy nghĩ của em, dẫn tới tình trạng buôn lậu phát triển ở nước ta, nói chung và tại các vùng biên giới nói riêng trong đó xã Yên Khoái là một điển hình.

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w