Phân tích thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 26 - 31)

I. Thực trạng về tình hình buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá

5. Phân tích thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu

5.1. Ban đêm.

Khi đêm bắt đầu đổ xuống mảnh đất này, thì mọi hoạt động buôn lậu diễn ra nhộn nhịp tấp nập ở tất cả mọi nơi mọi lúc. Từ việc lấy hàng ở bên Trung Quốc sang đến Việt Nam và từ ở các kho chứa ngoài cửa khẩu (Việt Nam) chuyển vào sâu nội địa. Các chủ đầu lậu vận chuyển vào sâu nội địa bằng mọi cách từ xe thô sơ cho đến xe có động cơ (xe đạp, xe máy, xe ô tô con cóc hiệu DAEWOO…)

Các đối tượng chủ đầu lậu thông thường là chủ lớn, ngày thì họ đi sang Trung Quốc thoả thuận mua bán. Khi đêm xuống họ với vận chuyển từ kho Trung Quốc về các kho, chứa trong nhà dân, hàng hoá đi vào ban đêm thường là những hàng hoá có giá trị cao. Nên công việc vận chuyển hàng hoá vào ban đêm này rất tinh vi và nhiều thủ đoạn.

Từ khu vực hàng tập kết, các đối tượng lập kế hoặch cho các khâu hoạt động nghiệp vụ vận chuyển hàng của mình.

Có 2 hình thức hoạt động của chúng:

+ Chúng vận chuyển hàng từ bên Trung Quốc qua khu vực kiểm soát của Hải quan rồi chuyển lên các xe con (xe con cóc tên gọi của người địa phương). Hàng hoá mà bọn chúng vận chuyển như vậy, bằng con đường ở 2 bên cánh gà. Nơi đây cây cối, bụi rậm rất nhiều rồi cả mìn của Trung Quốc còn để lại trong chiến tranh biên giới. Nên ảnh hưởng rất nhiều trong việc quan sát và đi lại của lực lượng Hải quan. Sau đó chúng cho tập kết hàng ở ngoài Barie số 2 rồi vận chuyển vào sâu nội địa. Trong khi chúng vận chuyển hàng như vậy, bọn chúng còn cử người đứng xung quanh trạm Hải quan và cả trên đường. Khi thấy lực lượng Hải Quan chúng báo tin ngay cho các đối tượng vận chuyển hàng dừng ngay lại. Công việc của chúng theo dõi lực lượng Hải Quan cũng rất tinh vi và nhiều thủ đoạn. Chúng ở bên ngoài bờ tường nơi trạm Hải Quan để nhìn vào hay chúng cử người đứng trước cổng trạm, thấy các anh đi làm là báo tin ngay. Có lúc chúng còn gọi điện thoại đến hỏi anh này anh khác để thăm dò xem lực lượng chống lậu ở nhà hay đi làm. Đây là một trong những thủ đoạn mà bọn chúng dùng nhất ở khu vực Chi Ma này. Để đối phó với phương thức của chúng là rất khó khăn. Vì trụ sở của cơ quan Hải Quan lại nằm ở khu vực phía trong (cách xa dân). Khi có tin báo của trinh sát xe của cơ quan phải qua trạm kiểm soát của biên phòng, như vậy mọi hoạt động đã bị lộ và kém hiệu quả.

+ Các phương thức này cũng gần giống với phương thức ở bên trên. Chúng vận chuyển hàng hoá từ bên Trung Quốc về Việt Nam để ở các kho

chứa trong nhà dân. Rồi tìm thời cơ lúc nào thuận tiện sẽ vận chuyển đi (không cứ ngày cũng như đêm)

5.2. Ban ngày.

a, Thủ đoạn của các đối tượng là chủ đầu lậu.

Đối tượng đã dùng nhiều phương thức thủ đoạn, từ việc vận chuyển hàng qua biên giới đến việc đưa hàng vào sâu trong nội địa.

Bọn chúng đi qua biên giới, sang Trung Quốc giao dịch và mua bán với nhau như những cư dân biên giới bình thường. Ít để ý tới, chúng làm thẻ thông hành đi qua việc mua bán được riễn ra tại đất nước bán. Việc mua bán được diễn ra tại đất nước bán. Sau đó hàng hoá được tập kết vào kho hoặc để trong nhà dân. Trung Quốc ở sát đường biên. Để được hàng lậu qua được biên giới trót lọt các chủ đầu lậu dùng thủ đoạn xe nhỏ lẻ. Hàng sau đó thúc lực lượng cửu vạn vận chuyển qua biên giới: Theo luật quy định mỗi một người dân giao dịch, mua bán một lượt trong một ngày không vượt quá 200.000đ, thì được miễn thuế. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lậu xé lẻ ra thuê người dân ở biên giới mang vác cho. Đã gây cản trở không ít cho lực lượng làm công tác này.

Đối với mặt hàng có trọng lượng nặng và giá trị trung bình như; gạo Trung Quốc cám tăng trọng lượng của Trung Quốc, phân bón sản xuất ở Trung Quốc, thì tiền công mang vác hàng qua biên giới để đến nơi tập kết ở bên phía Việt Nam. Rồi mang vào sâu trong nội địa với giá thù lao từ 3000đ đến 5000đ/chuyến (1 chuyến là 1 gánh 50kg)

Đối với mặt hàng có giá trị cao như: Thuốc phịt muỗi do Trung Q uốc sản xuất, Nồi cơm điện, mũ bảo hiểm xe máy, phích lọc nước nóng lạnh được làm ở Trung Quốc. Thì tiền công của những người vác thuê cũng được nâng lên. Với giá khoảng từ 5000đ đến 10000 đ/1lượt.

Chúng dùng đủ mọi cách để miễn sao vận chuyển được hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng đã sử dụng cả những người chưa có khả năng lao động và những người hết khả năng lao động (trẻ em, người mù, người bị tàng tật chân tay). Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến công tác chống buôn lậu.

Có rất nhiều chủ lậu đã sử dụng cả thủ đoạn mua đứt bán đoạn, với thủ đoạn đó. Chúng sẽ ràng buộc được những người vác thuê hàng, vì họ phải bỏ ra một khoản tiền bằng với trị giá lô hàng mà họ nhận mang qua biên giới . Do vậy khi lực lượng kiểm soát chống buôn lậu bắt giữ lực lượng cửa này đã đánh trả rất quyết liệt để giành lại hàng hoá;

Ví dụ: Vào hồi 21 giờ 35 phút ngày 1/7/2003. Trong khi đang làm nhiệm vụ lực lượng Hải Quan đã bắt giữ 2 chiếc xe MHHIK(xe cửa mà người địa phương gọi) trở đầy hàng chỉ khoảng độ 10 phút sau đó bọn chúng kéo nhau ra đông để tìm cách tẩu hàng (cướp hàng) lại cửa những người làm công tác chống buôn lậu.

Cướp hàng là "chuyền thường ngày ở huyện". Có một thức tế đang là vấn đề rất nhức nhối hiện nay là nạn chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến. Tình trạng này chỉ xuất hiện sau sự kiện Hang Dơi, khi lực lượng chống buôn lậu đấu tranh quyết liệt với bọn buôn lậu. Quây người thi hành công vụ, cướp hàng bị tịch thu, vu vạ cán bộ đang làm nhiệm vụ…thường xuyên xảy ra. Không từ bất kỳ mách khoé, thủ đoạn, thủ đoạn nào, từ việc lấy số đông áp đảo, đến việc dùng "vũ khí" của chị em phụ nữ gây vạ đều được sử dụng triệt để.

Sau khi hàng được vận chuyển qua biên giới về đến địa điểm tập kết hàng, đối tượng tiếp xúc sử dụng thủ đoạn. Dùng xe con cóc chở hàng. Với những chiếc xe này được chứa đầy hàng ở trong xe và chở thêm một số người khách hoặc thân nhân của bọn chúng. Để ngụy trang cho việc làm bất hợp pháp của chúng.

Ví dụ: Vào lúc 10 giờ 00 phút, do nhận được tin của các trinh sát, lực lượng chống buôn lậu của Hải Quan, đã bắt giữ chiếc xe mang biển số 12H - 5864. Trong xe có chứa hàng lậu ở dưới gầm ghế xe. Trên ghế chở vài người để ngụy trang. Số hàng của chúng đã được đưa về trụ sở và mang vào kho.

b, Thủ đoạn của các đối tượng cửu vạn trong việc vận chuyển hàng qua biên giới.

Các đối tượng đã tập kết hàng tại đường biên giới và cho người coi đường, thậm chí bố trí người theo dõi trước hoặc sau trụ sở Hải Quan và thông tin cho nhau bằng điện thoaị kéo dài hoặc các ám hiệu như: đèn… Nếu thấy lực lượng Hải Quan sơ hở chúng chia thành nhiều tốp tuần hàng qua đường biên và hướng khác. Nếu phát hiện lực lượng Hải Quan chuẩn bị xuất quân thì chúng sẽ chạy ngược lại đường biên ngiơí Trung Quốc, hoặc chạy tản lên đồi nơi có nhiều cây cối um tùm để tẩu hàng nhằm trốn sự kiểm soát Hải Quan.

Một số vụ khi bị phát hiện và bắt giữ lực lượng vác hàng hô hào tập trung lực lượng để giành giật và tẩu tán hàng hoặc đưa hàng vào trong nhà dân.

Một thủ đoạn nổi bật lên trong thời gian gần đây tại biên giới phía Bắc nói chung và tại chỉ cục Hải Quan cửa khẩu Chi Ma nói riêng là đe doạ hành hung cán bộ Hải Quan. Thi hành nhiệm vụ. Cho dù thủ đoạn này mang tính nhất thời nhưng rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Vào ngày 25/6/2003 trong khi làm nhiệm vụ, lực lượng chống buôn lậu chi cục Hải Quan cửa khẩu Chi Ma. Đã phát hiện thấy vài người gánh dép và Nồi cơm điện qua khu vực đường trong cửa khẩu thuộc thôn Chi Ma, Xã Yên KHoái - Huyện Lộc Bình. Lực lượng đã truy đuổi và bắt được. Nồi cơm điện. Bọn chúng đã huy động người thân quen biết ra khá đông và

cướp đi gánh dép, lực lượng Hải Quan quá mỏng không chống trả được. Chỉ kịp bắt được Nồi cơm điện, Một số đối tượng đã dùng đã ném và chửi mắng, năng mạ các cán bộ Hải Quan. Điều này chứng tỏ lực lượng chống buôn lậu mới đây gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w