Công tác tổ chức triển khai kế hoạch chống buôn lậu tại chi cục

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 35 - 86)

II. Tình hình thực tế về công tác kiểm soát chống buôn lậu của lực

2. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch chống buôn lậu tại chi cục

TẠI CHI CỤC.

Buôn lậu từ lâu đã đã trở thành mối đe doạ cho thị trường trong nước. Do kiếm được siêu lợi nhuận từ việc buôn lậu, nên ngày càng xuất hiện nhiều đường dây vận chuyển hàng lậu với số lượng lớn. Trước vấn đề nạn giải này, lực lượng Hải quan cả nước đã phối hợp với các ngành chức năng đấu tranh mạnh mẽ.

Xác định đấu tranh chống buôn lậu là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, những năm qua, cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư nhiều sức người sức của cho "mặt trận" không tiếng súng mà đầy gian nguy và phức tạp này. Phức tạp là bởi hoạt động chống buôn lậu thu hút khá nhiều và đủ các thành phần nhân dân địa phương tham gia, không kể già trẻ gái trai. Họ bị sự lôi cuốn của lợi nhuận bất chính mà bỏ đất bổ vườn lao vào các đường dây buôn lậu với nhiều hình thức: Thanh niên thi chạy xe máy để thồ hàng, cửu vạn mang vác hàng nặng; phụ nữ, trẻ em thì xách gùi công hàng nhỏ lẻ, kể cả những bản người dân tộc cũng bỏ bê nương rãy, tham gia chỉ

đường cho đối tượng buôn lậu cắt rừng vượt tuyến về xuôi: Lượng xe ô tô khách lên về Lạng Sơn (Tân Thạch, Hữu nghị …) trong ngày cũng là lực lượng chủ yếu tham gia vận chuyển hàng nhập lậu. Nhưng để đối phó với những đối tượng này không hề đơn giản. Bắt hàng lậu chở trên xe ô tô thì dân buôn vận chuyển bằng xe min bắt xe máy thì họ lại mang các xách gùi cõng hàng lậu băng rừng, vượt qua những trạm kiểm soát của Hải Quan và các lực lượng chức năng. Có những đợt cao điểm, Hải Quan càng chặn bắt hàng về càng khan hiếm thì lợi nhuận thu được lại càng cao, càng thu hút nhân dân biên giới bỏ nghề nông tham gia vào buôn lậu và vận chuyển hàng lậu. Lạng Sơn trở thành một trong những điểm nóng của buôn lậu miền Bắc; đặc biệt là đối với mặt hàng, nước suối Trung Quốc (nước lọc), phích thuốc trừ sâu, nồi cơm điện, dép nhựa và hàng tiêu dùng Trung Quốc sản xuất. Đấu tranh với những đối tượng mà phần lớn là dân nghèo, dân ngụ cư, người dân tộc thiểu số không phải là vấn đề đơn giản. Lợi nhuận buôn lậu gắn liền với miếng cơm manh áo thường nhất nên việc những đối tượng buôn lậu trở nên liều lĩnh, bất chấp pháp luật và tính mạng con người không còn là hiện tượng hi hữu. Chuyên chống người thi hành công vụ liên tiếp diễn ra. Chưa kể việc đêm hôm lặn lội mấy chục km đường rừng với mưa rét, muỗi, kiến vắt …, hay những vụ rướt đuổi xe ôm ô tô chở hàng lậu trên Đường 4 mà cái sự an nguy chỉ cách nhau trong gang tấc. Địa hình đồi núi hiểm trở với vô vàn lối mòn tự tạo của dân buôn cũng là cái khó của công việc chống buôn lậu. Lực lượng Hải Quan mỏng, và đương nhiên không thể dàn một thế trận hàng ngang khu vực đường biển và 2 bên cánh gà của những trạm kiểm soát, khó khăn là vậy, những năm qua cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng nên cao tinh thần quyết tâm, cương quyết đấu tranh chống buôn lậu và vận chuyển hàng lậu. Lực lượng chống buôn lậu luôn được ưu tiên tối đa, đặc biệt trong các đợt cao điểm hoặc các chiến dịch trong 3 năm 2000,2001 và 2002, cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn đã phát động nhiều chiến dịch tấn công mạnh vào buôn lậu. Đặc biệt vào những đợt cuối năm, do nhu cầu tiêu dùng vào dịp tết Nguyên

đán tăng cao, hoạt động buôn lậu trở nên sôi động với nhiều thủ đoạn. Nắm bắt được đặc điểm này, hàng năm vào dịp này, lãnh đạo cục đã chủ động triển khai các chiến dịch một cách sâu rộng, huy động và tổ chức lực lượng, tăng cường kiểm soát tuyến biên giới, phối kết hợp đồng bộ với các cơ quan, chức năng như Biên phòng, Công An, thuế, Quản lý thị trường để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Càng ngày công tác chống buôn lậu càng đi vào quy mô với những phương pháp đồng bộ và khoa học, ngăn chặn tối đa hoạt động buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá trên tuyến biên giới và tuyến Đường 4 Lộc Bình- Lạng Sơn, góp phần tạo môi trường đầu tư lãnh mạnh. Chiến dịch đấu tranh chống buôn lậu của Cục Hải Quan Tỉnh Lạng Sơn những tháng cuối năm 2002 được coi là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hiệu quả đáng kể là làm tình hình buôn lậu giảm trên 60% kết quả 2002 chống buôn lậu của Cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn đáng khích lệ: 7.187 vụ buôn lậu bị phát hiện và bắt giữ với trị giá hàng phạm pháp pháp ước tính 45,3 tỷ đồng. Riêng hai tháng đầu năm 2003 đã kiểm tra xử lý 291 vụ, phạt hành chính 2.134,2 triệu đồng.

A. CÔNG TÁC PHÚC TẬP HỒ SƠ.

Toàn bộ hồ sơ đã thực hiện được tiến hành phúc tập đầy đủ, đôn đốc thu hồi các giấy tờ Doanh nghiệp được nợ theo quy định. Qua công tác phúc tập thấy: Do làm tốt từ các khâu nghiệp vụ từ trước đến nay chưa phát hiện, đề xuất kiểm tra thông qua trường hợp nào.

B. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU.

Chi cục Hải Quan CK Chi Ma ngoài việc làm tốt công tác quản lý giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, còn tích cực, thực hiện công tác kiểm soát điều tra. Chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đơn vị thường xuyên có sự phối hợp với các lực lượng đóng trên địa bàn tuyên truyền vận động nhân dân không để kẻ xấu lợi dụng tiếp tay cho buôn lậu, mặt khác vạch kế hoạch đấu tranh, kết hợp kiểm soát công khai đi đôi với nắm tình hình, kết hợp các biện

pháp nghiệp vụ xây dựng cơ sở để triệt phát các ổ nhóm đường dây tụ điểm buôn bán lớn tạo điều kiện cho việc thu thuế xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao.

Tính đến ngày 20/5/2003 đơn vị đã tiến hành kiểm soát bắt giữ 16 vụ buôn lậu trị giá ước tính 240 triệu đồng Việt Nam. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là: Nồi cơm điện, mô tơ điện, hàng sành sứ, đèn pin các loại, phụ tùng xe đạp, mũ bảo hiểm xe máy, săm lốp ô tô… Bên cạnh đó hiện tại chi cục Hải Quan cửa khẩu Chi Ma đang gặp rất nhiều lúng túng trong việc thực hiện Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động Hải Quan. Theo phụ lục quy định tại Nghị địng này thì phạm vi địa bàn kiểm soát của Hải Quan. Theo phụ lục quy định tại Nghị định này thì phạm vi địa bàn kiểm soát của Hải Quan tại các cửa khẩu rất rộng, trong khi đó chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi Ma thiếu cán bộ, nên hiệu quả chống buôn lậu chưa cao.

Theo kết quả báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2003 của Cục Hải Quan Lạng Sơn đã băt giữ: 171 vụ buôn lậu gian lận thương mại, và vị phạm thủ tục Hải Quan với tổng trị giá hàng hoá bắt giữ, vi phạm ước tính 2,4 tỷ đồng. Trong đó cụ thể như sau:

- Buôn lậu 168 vụ, trị giá ước tính: tỷ đồng.

- Gian lận thương mại: 02 vụ, trị giá ươc tính 527 triệu đồng.

- Vi phạm thủ tục Hải Quan: 01 vụ, trị giá 110.000 CNY (ước tính: 200 triệu đồng). Các mặt hàng bắt giữ chủ yếu là: Máy bơm nước, đầu đĩa quạt điện, nồi cơm điện, quần áo may sẵn, hàng tạp hoá, bin đèn, phụ tùng xe đạp, bánh kẹo, thuế diệt muỗi, đồ dùng gia đình, vợt cầu lông, gạch men, đồ dùng học sinh…

C. CÔNG TÁC XỬ LÝ

Trong những năm qua, công tác xử lý tại đơn vị được thực hiện theo đúng trình tự xử lý vi phạm hành chính về hải quan được pháp luật quy định. Tuy nhiên, có những trường hợp sai sót trong thủ tục lập biên bản, xử lý quá thời hạn quy định đã được cục nhắc nhở chấn chỉnh.

Công tác lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và bộ hồ sơ vi phạm hành chính về hải quan.

Đối với hàng vô chủ không tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ lập biên bản chứng nhận. Bộ hồ sơ vi phạm hành chính về Hải Quan đối với hàng hoá vô chủ bao gồm:

1. Biên bản chứng nhận

2. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan (nếu số lượng mặt hàng nhiều).

3. Bảng thống kê tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tạm giữ (nếu số lượng mặt hàng nhiều)

4. Báo cáo tổng hợp

5. Quyết định sung công quỹ hàng hoá không xác định chủ sở hữu. 6. Biên bản giao nhận hồ sơ tang vật vi phạm hành chính về hải quan. 7. Giấy đề nghị trích thưởng CSBM.

8. Bảng thanh toán chi phí kiểm soát 9. Hợp đồng thuê phương tiện vận tải 10. Phiếu điều tra

11. Đối với giấy tờ khác

* Đối với hàng có chủ, bộ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính vể hải quan bao gồm:

1. Biên bản vi phạm hành chính về hải quan. 2. Biên bản lấy lời khai.

3. Quyết định tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính về hải quan.

4. Bảng thống kê tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tạm giữ (nếu số lượng mặt hàng nhiều)

5. Biên bản giao nhận hồ sơ, tang vật vi phạm hành chính về hải quan. 6. Báo cáo tổng hợp.

8. Quyết định trả lại hàng hoá, tang vật hoặc phương tiện bị tạm giữ. 9. Biên lai thu tiền phạt.

10. Giấy đề nghị trích thưởng CSBM. 11. Các loại giấy tờ liên quan đến CSBM. - Sơ yếu lý lịch trích ngang của cơ sở. - Hoạt động của cơ sở trong năm.

12. Các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện (phương tiện thuỷ) - Bằng lái xe

13. Hợp đồng thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng vi phạm về trụ sở chi cục hoặc trụ sở cục.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2003 của Cục Hải quan Lạng Sơn (tính đến hết ngày 20/5/2003). - Các đơn vị đã xử lý: 164 vụ - Cục tiếp nhận hồ sơ vi phạm: 07 vụ - Đã xử lý: 02 vụ - Còn tồn: 05 vụ Trong đó - Xử phạt vi phạm hành chính về hải quan 4.000.000đồng - Bán hàng tịch thu nộp ngân sách 767.826.000đồng.

D. CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN.

Thực hiện quyết định số 37/2003/QĐ - BTC ngày 17/3/2003 V/v thành lập phòng kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải Quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc TCHQ, Cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn đang tiến hành thực hiện và sớm đưa vào hoạt động. Cục chỉ đạo phòng Nghiệp vụ hướng dẫn các chi cục hải quan cửa khẩu tổ chức thực hiện đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, công tác phúc tập tại cửa khẩu.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2003 của Cục Hải Quan Lạng Sơn. Các chi cục đã phúc tập được 11.376 hộ tờ khai. Trong đó.

- Hồ sơ đề nghị kiểm tra sau thông quan: 26 trường hợp. - Số tiền phải truy thu là: 43.899.000đồng

- Số tiền đã truy thu được: 19.567.000đồng - Số tiền phải truy hoàn: 10.769.000đồng - Số tiền đã truy hoàn: 8.134.000đồng

E. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU NẮM TÌNH HÌNH.

Điều tra nghiên cứu nắm tình hình là một hoạt động nghiệp vụ hết sức quan trọng và cơ bản qua đó nhằm giúp cho lực lượng hải quan nắm bắt được tình hình diễn biến tại địa bàn những đối tượng thường buôn lậu và gian lận thương mại, âm mưu cũng như phương thức thủ đoạn của chúng, những địa bàn trọng điểm và bọn buôn lậu thường lợi dụng, cũng như những vấn đề khác có liên quan….để có kế hoạch đề ra những phương hướng và biện pháp, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả.

Quá trình điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng chống buôn lậu Hải quan cửa khẩu Chi Ma thường tập trung vào mấy vấn đề sau:

E1. Điều tra nghiên cứu nắm tình hình về đối tượng buôn lậu.

- Để góp phần đấu tranh chống buôn lậu có hiệu quả, công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình cần phải tìm hiểu, điều tra và nghiên cứu về những đối tượng đã đang hoặc có liên quan đến hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Thông qua công tác trinh sát xác minh và khai thác tin tức từ quần chúng nhân dân cung cấp hoặc do cơ sở bí mật báo để nắm bắt về những đối tượng có biểu hiện buôn lậu và gian lận thương mại như: âm mưu thủ đoạn và hoạt động của chúng; những mặt hàng buôn lậu chủ yếu mà chúng thường buôn lậu.

- Đối tượng buôn lậu tại khu vực cửa khẩu Chi Ma chủ yếu là người ở ngoài thị trấn Lộc Bình (thuộc huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn), thị xã Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn và một số ở các tỉnh khác lên. Họ là người am hiểu về thị trường giá cả, mặt hàng, đã từng trải nghiệm trong cuộc sống, phần nữa họ là những người có tiền.

Nắm bắt được các đối tượng và hiểu rõ về chúng, lực lượng đấu tranh chống buôn lậu sẽ có kế hoạch đấu tranh có hiệu quả hơn.

E2. Điều tra nghiên cứu nắm tình hình về những vấn đề có liên quan đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như: âm mưu thủ

đoạn và hoạt động của chúng; những mặt hàng buôn lậu chủ yếu; địa bàn và tuyến đường bọn buôn lậu thường vận chuyện hàng lậu.

Qua công tác trinh sát, các tin báo tố giác của công dân và nguồn tin của cơ sở, lực lượng chống buôn lậu đã tiến hành điều tra làm rõ những vấn đề đó để công tác đấu tranh chống buôn lật đạt được hiệu quả cao.

* Điều tra nghiên cứu nắm tình hình về âm mưu thủ đoạn của bọn buôn lậu.

Thủ đoạn của bọn buôn lậu chủ yếu là: lợi dụng trời tối, thuê cửa vạn gánh hàng qua đường mòn hai bên cánh gà của cửa khẩu sau đó tập kết tại một địa điểm và dùng xe ô tô loại nhỏ như DEAWOO. Bán tải, công nông hoặc xe Min xe đạp chuyển sâu vào nội địa. Thời gian mà bọn chúng vận chúyển chủ yếu là lợi dụng lúc lực lượng chống buôn lậu đang ăn cơm tối hoặc thời gian gần sáng và đêm khuya.

* Những mặt hàng buôn lậu chủ yếu:

- Nồi cơm điện, tú lơ khơ, máy bơm; đầu nổ; phụ tùng xe đạp; đường hoá học; đường kính trắng; thuốc muỗi; trứng gà cầm; đền pin… tất cả đều do Trung Quốc sản xuất.

* Địa bàn và tuyến đường bọn buôn lậu thường vận chuyển hàng lậu: Địa bàn và tuyến đường hoạt động của bọn buôn lậu thường chia làm hai tuyến là:

Một số đối tượng chủ yếu hoạt động buôn lậu tại khu vực hai bên cánh gà của cửa khẩu, đối tượng hoạt động tại đây chủ yếu là chia lẻ hàng hoá sau đó thuê cửa vạn gánh qua đường mòn mỗi khi trời tối.

Một số đối tượng thường hoạt động tại khu vực đường món Tú Mịch thuộc địa phận xã Tú Mịch. Đường mòn này cách trụ sở Hải quan cửa khẩu Chi Ma gần chục km đường đồi núi nên công tác kiểm soát của hải quan gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực này bọn buôn lậu chủ yếu dùng xe công nông đầu ngang chở hàng qua biên giới vào sâu trong nội địa.

F. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU.

Quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, dựa vào dân và cùng với dân trên sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, Đảng bộ hải quan cửa khẩu Chi Ma cùng toàn thể cán bộ chiến sĩ nhận thức rõ được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và công tác chống buôn lậu tại địa bàn nói riêng, biết sử dụng sức mạnh của quần

Một phần của tài liệu giới thiệu chung về hải quan – hải quan việt nam (Trang 35 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w