Chính phủ cần nhanh chóng ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động thanh toán quốc tế, nhƣ các điều luật và quy định thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản này cần phù hợp với đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, và thúc đẩy sự tham gia hoạt động thanh toán quốc tế của các thành phần kinh tế, đặc biệt phải đảm bảo đƣợc quyền lợi của các chủ thể này, cũng nhƣ tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, tăng hiệu quả công việc, nâng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trƣờng quốc tế
Cần tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát và duy trì một thị trƣờng ngoại tệ ổn định đáp ứng tốt các nhu cầu của nền kinh tế, giảm thiểu những biến động bất thƣờng, nâng cao giá trị đồng Việt Nam trên thị trƣờng.
Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tài chính và ngân hàng, đặc biệt là điều tiết cán cân thanh toán qua việc quản lý chặt chẽ trạng thái ngoại hối của các ngân hàng và nền kinh tế. Đào tạo cán bộ ngoại thƣơng có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết sâu và có kiến thức về thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.
Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 58
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ thông qua việc chi trả trong trao đổi quốc tế, nó khép lại một chu trình mua bán, hàng hoá, dịch vụ, kết thúc một hợp đồng xuất khẩu. Một vấn đề chủ yếu luôn đƣợc quan tâm trong thanh toán quốc tế đó là sự an toàn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể trôi chảy và tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong các thời kì tiếp theo. Thanh toán quốc tế đã góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cơ sở vật chất ban đầu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế rất phức tạp và thƣờng xuyên xảy ra rủi ro, để giảm thiểu những rủi ro này cần lựa chọn một phƣơng thức thanh toán phù hợp với từng giao dịch. Tiêu chí để lựa chọn đƣợc phƣơng thức thanh toán phù hợp căn cứ vào nhiều yếu tố nhƣ chi phí thanh toán, đặc điểm phƣơng thức thanh toán và độ tin cậy lẫn nhau…vì vậy, việc lựa chọn này là vô cùng quan trọng, cần đƣợc bàn bạc và thống nhất giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phƣơng thức thanh toán nào, thì khi thanh toán trong hoạt động thƣơng mại quốc tế cũng có sự tham gia của các tổ chức tài chính trung gian, đó là ngân hàng, các ngân hàng vận dụng chu trình thanh toán quốc tế để đảm bảo việc chuyển tiền từ ngƣời mua đến ngƣời bán. Vì vậy, cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều cần phải hiểu, nắm vững quy trình nghiệp vụ, đặc điểm, yêu cầu thực hiện của từng phƣơng thức thanh toán đề thực hiện thanh toán cho an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Qua thực tiễn tại Xí nghiệp, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng, đẩy nhanh quá trình lƣu thông hàng hóa, tăng uy tín cho doanh nghiệp. Khóa luận này đề cập tới thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán hàng hoá nhập khẩu tại Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh một
Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 59
thành viên Công ty ứng dụng kĩ thuật TECAPRO, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phƣơng thức thanh toán đó. Vì sự hạn chế về trình độ của một sinh viên, khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót, tuy nhiên em hy vọng những nghiên cứu của em trên đây sẽ góp đƣợc một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của Xí nghiệp.