kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, ngành may mặc cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Để hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc, sau đây em xin đưa ra một số giải pháp sau:
Trước hết, cần ổn định đầu vào sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc. Doanh nghiệp may mặc cần có sự tuyển lựa các khâu đầu vào với giá cả phù hợp, nhằm giảm chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời cần xây dựng các nhà máy chuyên sản xuất những sản phẩm may mặc phải nhập khẩu từ nước ngoài như nhãn, mác, bao bì các loại….
Mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển thị trường nội địa. Đây là một cơ hội tốt để thiết lập mối quan hệ giao lưu với các đối tác, nhằm tiếp thu những
tiến bộ công nghệ trong sản xuất, phát triển sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng những thuận lợi của thị trường trong nước để phát triển.
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, trình độ của công nhân. Cán bộ quản lý cần phải có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên để có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Ngành may mặc là một ngành sử dụng nhiều lao động, dân số của tỉnh Hà Nam là 785.057 người, số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là 493.095 người. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 452.230 người, chiếm gần 91% nguồn lao động toàn tỉnh. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp may mặc.
Cuối cùng, cần phải tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá cả biến động, nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao, có doanh nghiệp đã tìm kiếm thị trường khác. Trong bối cảnh tăng giá điện, nước, xăng dầu và các chi phí sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm là giải pháp giúp doanh nghiệp may mặc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi công nhân sử dụng điện hiệu quả, doanh nghiệp may mặc tỉnh Hà Nam cũng đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy, các doanh nghiệp chủ trương chỉ cắt giảm những chi phí không cần thiết, còn lương thưởng cho công nhân vẫn phải đầy đủ, bởi vì có bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thì mới giữ được lao động.