các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
* Tác động của lạm phát đến doanh thu
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu
Nhận xét: Doanh thu của các công ty tăng đều qua các năm và tốc độ tăng doanh
thu của công ty dệt Hà Nam cao hơn so với công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng. Cụ thể, công ty dệt Hà Nam: doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 281.978 triệu đồng; doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 203.726 triệu đồng; doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 155.000 triệu đồng. Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng: doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 81.040 triệu đồng; doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 59.992 triệu đồng; doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 35.384 triệu đồng.
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí:
Nhận xét: Với tốc độ tăng của tỷ lệ lạm phát, chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp cũng tăng lên theo từng năm và tốc độ tăng chi phí của công ty dệt Hà Nam cũng cao hơn so với công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng. Công ty dệt Hà Nam: chi phí năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 152.992 triệu đồng; chi phí năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 200.198 triệu đồng; chi phí năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 277.340 triệu đồng. Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng: chi phí năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 34.591 triệu đồng; chi phí năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 58.573 triệu đồng; chi phí năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 78.766 triệu đồng.
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận.
Nhận xét: Tuy lạm phát gia tăng nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng
tăng đều qua các năm. Cụ thể, công ty dệt Hà Nam: lợi nhuận của năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.008 triệu đồng; lợi nhuận của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.528 triệu đồng; lợi nhuận của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4.638 triệu đồng. Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng: lợi nhuận của năm 2008 tăng so với năm 2007 là 793 triệu đồng; lợi nhuận của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.419 triệu đồng; lợi nhuận của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2.274 triệu đồng
* Thu nhập của người lao động.
Bảng 3.5: Tổng quỹ lương của công ty dệt Hà Nam.
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nội dung Năm Tăng / Giảm
2007 2008 2009 2010 08/07 09/ 08 10/ 09
Mức lương tối thiểu 697 720 740 780 3,02% 4,99% 5,41%
Thu nhập bình quân 1.750 1.795 1.855 1.950 2,57% 3,34% 5,12% Số lao động(người ) 7325 7210 7312 7425 -1,57% 1,41% 1,55% Tổng quỹ lương 138.500.00 0 167.100.00 0 198.800.00 0 248.400.000 20,65% 18,97% 24,95% Nguồn: Phòng nhân sự
Bảng 3.6: Tổng quỹ lương của công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng. Đơn vị tính: nghìn đồng
Nội dung Năm Tăng / Giảm
2007 2008 2009 2010 08/07 09/ 08 10/ 09
Mức lương tối thiểu 490 540 650 790 10,2% 20,37% 21,54%
Thu nhập bình quân 1.500 1.600 1.735 1.890 6,67% 8,44% 8,93% Số lao động (người ) 1525 1364 1418 1540 - 10,56% 3,96% 8,6% Tổng quỹ lương 23.502.000 24.109.000 26.204.000 29.106.00 0 2,58% 8,69% 11,07% Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng tổng quỹ lương ta phân tích thấy tác động của lạm phát đến người lao động của 2 công ty.
Hình 3.9: Sự tác động của lạm phát đến số lượng người lao động
Nhận xét: Lạm phát tác động đến tổng quỹ lương của công ty, các doanh nghiệp
phải trả lương cao hơn cho công nhân, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên. Lạm phát tăng lên, khiến sức ép nghỉ việc cũng tăng. Số lượng lao động làm việc diễn biến phức tạp, khi giảm, khi tăng nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể, công ty dệt Hà Nam, số lượng lao động năm 2008 giảm so với năm 2007 là 115 lao động; năm 2009 so với năm 2008 tăng 102 lao động; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 113 lao động. Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng, số lượng lao động năm 2008 cũng giảm
so với năm 2007 là 161 lao động; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 52 lao động; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 122 lao động.
CHƯƠNG IV