Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 28)

* Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc:

Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế liên quan đến các vấn đề như các vấn đề về tăng trưởng, thu nhập quốc dân, thất nghiệp… ảnh hưởng một cách gián tiếp cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạm lắng, nhiều ngành sản xuất đang trên đà hồi phục. Tuy nhiên, các DN may mặc xuất khẩu vẫn tiếp tục chịu nhiều tác động bất lợi.

Khó từ giá đến nhân công, theo ông Nghiêm Huân - Phó Giám đốc VGF, chuyện “thu hẹp” này nhằm đảm bảo cho Công ty đủ lực để tập trung sản xuất hàng, cung ứng cho các khách hàng truyền thống như: Malaysia, Singapore, Anh. Ông Huân cho rằng, chi phí đầu vào từ xăng dầu, điện, nước, đến các nguyên phụ liệu như: bao nilon, thùng carton, chỉ, keo, lót... đều tăng từ 5 - 15%. Trong khi đó, nguồn nguyên phụ liệu trong nước chỉ đạt 10 - 13% giá trị gia công. Chưa kể tỷ suất lợi nhuận ngành may ngày càng giảm do thị trường cạnh tranh mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nếu doanh nghiệp nào chốt giá với khách hàng từ đầu năm thì cầm chắc thua lỗ nặng. Hơn thế, nguồn lao động ngành may ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Trong năm 2010, các doanh nghiệp may mặc liên tục tuyển dụng lao động, doanh nghiệp nào cũng đưa ra những chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút lao động nhưng tình trạng “đầu tháng vào 10, cuối tháng ra 9” là chuyện thường xuyên. hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam đều có mức tăng trưởng không đều ( năm năm 2007 đạt 8,4%; năm 2008 đạt 6,23%; 2009 đạt 4,7%; năm 2010 đạt 6,78%. Tình hình lạm phát diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến giá nguyên vật phụ liệu nhập khẩu, ảnh hưởng của biến động giá ngoại tệ, lãi suất cao ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may.

Môi truờng pháp luật, chính trị và các thể chế kinh tế.

Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất. Hệ thống luật pháp của nước ta cũng đang dần cải thiện với những thủ tục nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Đây là một nhân tố quan trọng tạo môi trường kinh doanh lành mạnh với các chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về sản xuất, quy chế về cạnh tranh… cũng được áp dụng nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp tránh khỏi hàng giả, hàng nhái, tôn vinh thương hiệu Việt. Các doanh nghiệp cần nắm vững những quy định, luật lệ cũng như các chính sách thuế quan đối với hàng ngoại nhập…. Đây là đòn bẩy để phát triển sản phẩm may mặc cho người Việt Nam tiến tới làm chủ hoàn toàn thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Môi trường văn hóa xã hội.

Đây là một yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường hàng may mặc. Thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu sản phẩm dệt may ngày càng nhiều. Thị hiếu của sản phẩm, tập quán, tâm lý của người tiêu dùng là mối quan tâm của doanh nghiệp may mặc. Với nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của khách hàng hiện nay không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu làm đẹp, thể hiện phong cách, đẳng cấp mà còn mang tính chất bảo vệ cho cá nhân người tiêu dung, đó là giá trị văn hóa của

các sản phẩm may mặc.. Đặc biệt là sản phẩm may mặc, chịu sự tác động rất lớn của văn hóa, tập quán tiêu dùng, tâm lý vì mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau có một nền văn hóa, phong tục khác nhau, Việt Nam với truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được xu hướng cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường nội địa

Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp may mặc nên có những chiến lược cụ thể để hướng sự tiêu dùng của người dân trong nước sử dụng hàng nội địa, tránh tình trạng dùng hàng ngoại.

Môi trường tự nhiên.

Việt Nam là nước có vị trí thuận lợi để xuất khẩu hàng dệt may. Nhưng yếu tố đất đai, khí hậu nước ta chưa phù hợp với việc trồng bông- là nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may, làm cho chúng ta chủ yếu phải đi nhập khẩu bông, vải của các nước khác trên thế giới. Điều này làm cho ngành dệt may của nước ta phụ thuộc nhiều vào tình trạng kinh tế thế giới, luôn có sự bất ổn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp may mặc.

Đối thủ cạnh tranh.

Lĩnh vực dệt may Việt Nam cũng đang bị hàng giá rẻ Trung Quốc áp đảo ngay trên “sân nhà”. Lợi thế của Trung Quốc đó là chủ động được nguồn nguyên liệu, bông họ trồng được, hóa chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng túc được. Cộng với nguồn nhân công rẻ, các sản phẩm của Trung Quốc luôn có sự cạnh tranh trên thị trường về giá cả, mẫu mã, chủng loại, đó là những đặc điểm còn hạn chế của ngành dệt may nước ta.

Đó là trên thị trường xuất khẩu, còn thị trường nội địa, các doanh nghiệp may mặc ở nước ta còn phải đối đầu với nhiều thách thức mới. Việc gia nhập WTO, xóa bỏ các hạn ngạch về thuế, các doanh nghiệp trong nước phải đối đầu với nhiều doanh nghiệp nước ngoài hơn, với sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Khách hàng.

Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may mặc nói riêng. Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.Vì vậy,nếu không có khách

hàng thì sẽ không có động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất..Hiện nay,trên thực tế,các doanh nghiệp may mặc đã và đang thực hiện các chương trình tiếp thị,chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng…đều này cho thấy các doanh nghiệp may mặc ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố khách hàng và khách hàng là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp. Luôn luôn chú ý tới nhu cầu của khách hàng là cách để một sản phẩm đứng vững trên thị trường.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; nhưng với tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn, do sự chi tiêu hạn chế của người dân ở các nước do tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng và kéo dài như hiện nay. Chính vì vậy phải có chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu mới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đã bỏ quên thị trường nội địa mà để chính các hàng hóa ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường. Nhưng với thực tế hiện nay, do tình hình kinh tế khó khăn cộng với giá cả của một số mặt hàng tăng cao, thất nghiệp đang tăng nên các hộ gia đình thắt chặt chi tiêu hơn, do đó hạn chế việc mua sắm mà thay vào đó làm những công việc có ích khác. Mặt khác với xu hướng của người dân ngày càng thay đổi với tốc độ cao như hiện nay thì các doanh nghiệp phải có công nghệ thời trang phát triển để đáp ứng nhu cầu này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 25 - 28)