Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 39 - 42)

* Những tiềm năng phát triển của ngành may mặc:

Ngành may mặc là một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, do đó mà ngành may mặc luôn được chính phủ tạo điều kiện để phát triển hàng hóa để xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời cũng góp phần đáp ứng nhu cầu may mặc của thị trường nội địa. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh cùng với thu nhập người dân ngày càng tăng cao thì tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam càng được khẳng định.

Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như

Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA… ).

Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.

Ngày 27/10/ 2011, triển lãm quốc tế lần thứ 10 về ngành máy móc công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn. Đây cũng là cơ hội để ngành Dệt may Việt Nam quảng bá và thu hút đầu tư, phát triển sản xuất.

Các DN dệt may tham gia Triển lãm đều cho rằng, sản xuất và XK hàng dệt may Việt Nam đang có nhiều thuận lợi về thị trường cũng như đơn hàng. Hiện nay, nhiều đơn hàng sản xuất tại Trung Quốc không kịp tiến độ nên các nhà nhập khẩu nước ngoài phải đề nghị DN dệt may Việt Nam thực hiện. Nhiều nước sản xuất, XK hàng dệt may trong khu vực châu Á cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Vì vậy, Việt Nam có thuận lợi hơn khi được nhà nhập khẩu tin tưởng lựa chọn.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung, Hoa Kỳ vẫn là một thị trường lớn, đặc biệt, đối với xuất khẩu dệt may, đó là thị trường số lớn nhất. Trong tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này.

Sau thảm họa động đất và sóng thần, thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn về hàng tiêu dùng nói chung và hàng may mặc nói riêng. Trong dài hạn, khi giá các nguyên liệu đầu vào như giá sợi bông, sợi len tăng cao kỉ lục, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có kế hoạch tăng cường nhập khẩu dệt may từ các nước đang phát triển như Việt Nam để giữ giá thành sản phẩm ở mức hợp lý. Trong bối cảnh đó, để giúp doanh nghiệp Việt Nam đánh giá đúng và trúng nhu cầu của thị trường dệt may Nhật Bản trong những năm tới.

* Thách thức của ngành may mặc.

Trước những cơ hội lớn khi là thành viên WTO thì ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa. Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm ngay tức thì từ 11/1/2007, (thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống còn 20%, vải từ 40% xuống còn 12%). Vì vậy, các nhà sản xuất dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của một số nước cạnh tranh lớn như Trung

Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia. Việc tăng thêm 1% bảo hiểm xã hội và 1% bảo hiểm y tế từ 1/5/2010, cũng thực sự gây áp lực cho các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc.

Tỷ lệ nội địa hoá của ngành dệt may tuy có cao hơn so với trước nhưng vẫn ở mức thấp (30%). Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên vật liệu và phụ kiện hàng dệt may từ bên ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam trở nên rất nhạy cảm trước các biến động bất lợi trên thị trường thế giới. Đồng thời, do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình thế bị động trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất và lạm phát).

Ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu qua nước thứ ba, nên hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Thương hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam vì thế chưa thực sự khẳng định được tên tuổi trên thị trường thế giới.

May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, hiệu quả sản xuất thấp.

Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.

Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt Hoa Kỳ, Bộ Thương mại nước này đã đưa ra một rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này đã gây tâm lý lo ngại không chỉ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, ngành dệt may còn phải đối mặt với hiện tượng biến động lao động. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ marketing… vì nguồn lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông, thường chỉ được học nghề trong thời gian ngắn. Yếu tố cạnh tranh về giá nhân công sẽ mất dần cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, mặt bằng tiền lương trong trong xã hội đã được nâng lên.

Có thể nói một trong những thách thức đó là có đến một nửa lượng hàng dệt may của Việt Nam đều do các công ty quốc doanh sản xuất, mà những công ty này vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại.

Tuy vậy, ngành Dệt may VN đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản kỹ thuật mới trong việc bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo đạo luật này, các lô hàng XK vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó phải tiếp tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu.

Ngành Dệt may Việt Nam cũng được một số doanh nghiệp Mỹ cảnh báo rằng nếu không sớm nâng năng lực làm hàng chất lượng cao, sẽ khó cạnh tranh được với các đối tác khác đến từ các nước Châu Á. Áp lực này khiến ngành Dệt may phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w