Hóa chất – cách pha hóa chất

Một phần của tài liệu Khảo sát và tối ưu hóa quy trình xác định SO2 trong không khí. Đánh giá tác động ô nhiễm SO2 tại các nút giao thông trong TP.HCM (Trang 53 - 56)

2.3.1.1. Dung dịch hấp thu Kali Tetraclo Mecurat (TCM) 0,04M

Cân chính xác 10,86 g HgCl2 và 5,96 g KCl và 0,066 g EDTA. Hòa tan và định mức 1000 mL, chỉnh pH = 5.

2.3.1.2. Dung dịch axit clohydric (HCl) 1N

Hòa tan 83 mL dung dịch HCl 36% vào bình định mức 1000 mL và định mức bằng nước cất.

Bảo quản: dung dịch chứa trong chai thủy tinh.

2.3.1.3. Dung dịch Butanol

Dung dịch butanol tinh khiết không có chất oxy hóa .

Kiểm tra sự tinh khiết của butanol: Lấy 20 mL butanol và 5 mL KI 20%. Nếu có màu vàng xuất hiện trên butanol thì chứng tỏ butanol có nhiều chất oxy hóa.

Loại bỏ các chất oxy hóa trong butanol bằng cách chưng cất butanol và thêm một ít bạc oxit.

2.3.1.4. Dung dịch Pararosanilin gốc 0,2%

Cân 0,1 g Pararosanilin và hòa tan trong 50 mL HCl đã cân bằng Butanol. Kiểm tra độ tinh khiết của pararosanilin gốc:

- Hòa tan 1mL dung dịch pararosanilin gốc trong 100 mL nước cất.

- Hút chính xác 5mL cho vào bình định mức 50 mL, hút thêm 5mL dung dịch đệm axit acetic 0,1M và định mức bắng nước cất đến 50 mL. Để yên 1 giờ. Đo quang ở 540nm. Ghi lại giá trị của A.

- Tính độ tinh khiết của Pararosanilin theo công thức:

- Độ tinh khiết > 95% có thể chấp nhận được. Nếu không đạt phải chiết lại. Chiết pararosanilin gốc:

- 50 mL HCl đã cân bằng Butanol vào phễu chiết - Cho dung dịch Pararosanilin vừa pha vào phễu chiết. - Tách bỏ lớp hữu cơ.

- Chiết lại với 20 mL Butanol. - Lập lại 3 lần với 10 mL Butanol.

Bảo quản: dung dịch pararosanilin gốc 0,2% được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu, tránh ánh sáng và lưu giữ trong 6 tháng.

2.3.1.5. Dung dịch axit photphoric (H3PO4) 3M

Hút chính xác 205 mL axit photphoric (H3PO4) 85% hòa tan trong bình định mức 1000 mL bằng nước cất.

Bảo quản: dung dịch bảo quản trong chai thủy tinh, lưu giữ trong 1 tháng.

2.3.1.6. Dung dịch Pararosanilin làm việc

Hút chính xác 20 mL pararosanilin gốc và 25 mL axit H3PO4 3M, định mức 250 mL bằng nước cất.

Bảo quản: dung dịch được bản quản trong chai thủy tinh tối màu, tránh ánh sáng và lưu giữ trong 6 tháng.

2.3.1.7. Dung dịch axit sunfamic 0,6%

Cân 0,3g axit sunfamic hòa tan và định mức 50 mL bằng nước cất. Bảo quản: Dung dịch được chứa trong chai thủy tinh, và trong vài ngày.

2.3.1.8. Dung dịch formandehit (HCHO) 2%

Hút chính xác 0,5 mL formandehit (HCHO 37%) hòa tan và định mức bằng nước cất trong bình định mức 100 mL.

Bảo quản: Dung dịch được chuẩn bị mỗi ngày trước khi sử dụng.

2.3.1.9. Dung dịch Natri thiosunfat (Na2S2O3) 0,1N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cân 25 g Na2S2O3.5H2O và 0,11g Na2CO3 định mức 1000 mL đến vạch bằng nước cất.

Bảo quản: dung dịch được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu và giữ trong 1 tháng.

2.3.1.10. Dung dịch chuẩn Natri đisunfit Na2S2O5

Cân 0,3g Na2S2O5 hòa tan và định mức thành 500 mL bằng nước cất đã đun sôi, để nguội.

Bảo quản: Dung dịch chứa trong chai thủy tinh và bảo quản 1 tháng. Chuẩn lại sau 1 tuần

2.3.1.11. Dung dịch I2 0,1N

Cân 12,7g I2 hòa tan vào dung dịch có chứa 40g KI và định mức đến vạch 1000 mL bằng nước cất.

Bảo quản: Dung dịch chứa trong chai thủy tinh và bảo quản 1 tháng.

2.3.1.12. Hồ tinh bột

Cân 0,1g hồ tinh bột, hòa tan trong 100mL nước cất đun sôi, để nguội, thêm vài giọt HCHO.

Bảo quản: dung dịch được chứa trong chai thủy tinh, giữ 6 tháng.

2.3.1.13. Nƣớc cất

Nước cất loại 1 không chứa ion sunfit và các chất có tính oxy hóa.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tối ưu hóa quy trình xác định SO2 trong không khí. Đánh giá tác động ô nhiễm SO2 tại các nút giao thông trong TP.HCM (Trang 53 - 56)