CHẤN THƯƠNG

Một phần của tài liệu Báo cáo: Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008 (Trang 35 - 37)

4. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH VÀ CHẤN THƯƠNG

4.13. CHẤN THƯƠNG

Số liệu mới mắc của chấn thương được lấy từ điều tra chấn thương ở Việt Nam (VMIS) [51] và điều tra về chấn thương ở trẻ em tại 6 tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Huế,

Quảng Trị, Cần Thơ và Đồng Tháp [52]. Các trường hợp chấn thương trong hai điều tra được xếp vào 8 loại: bỏng, đuối nước, ngã, giết người và bạo lực, ngộ độc, tự tử, tai nạn

giao thông và các chấn thương có chủ định khác. So với điều tra chấn thương ở trẻ em,

tỷ lệ mới mắc trong điều tra VMIS cao hơn ở tất cả các loại chấn thương và có tính đại

diện hơn do cỡ mẫu lớn hơn. Cả hai điều tra đều có thông tin đầy đủ về loại chấn thương

(ví dụ ngã hay tai nạn giao thông) nhưng không có số liệu đầy đủ về đặc điểm của chấn thương (ví dụ như gãy chân hay chấn thương ở đầu). Trong điều tra chấn thương ở trẻ

em cũng có một số thông tin về bộ phận cơ thể bị chấn thương và một số thông tin về

việc trẻ có bị gãy xương hay không. Do hạn chế về thông tin, chúng tôi sử dụng mô hình về 32 đặc điểm của chấn thương trong nghiên cứu BoD của Thái Lan. Ví dụ, trong tất cả

Dự án VINE

các nạn nhân bị tai nạn giao thông ở Thái Lan có chấn thương ở vùng mặt (trong điều tra

chấn thương ở người trưởng thành ở Việt Nam chỉ có thông tin này), 67% bị gãy xương

mặt, 22% bị vỡ xương sọ và 11% chấn thương ở mắt. Chúng tôi áp dụng các tỷ lệ này

đối với số liệu về chấn thương ở vùng mặt do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Đối với các

bộ phận bị chấn thương khác, chúng tôi cũng tính tương tự với số liệu lấy từ nghiên cứu

BoD của Thái Lan. Trọng số bệnh tật và thời gian mắc của chấn thương ngắn hạn và dài hạn được lấy từ nghiên cứu GBD.

Dự án VINE

Một phần của tài liệu Báo cáo: Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)