4. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH VÀ CHẤN THƯƠNG
4.8. CÁC KHUYẾT TẬT VỀ GIÁC QUAN
Khiếm thị
Chúng tôi sử dụng số trường hợp khai báo là bị khiếm thị trong Điều tra mức sống hộ gia đình 2006. Khiếm thị được chia thành 3 nhóm: nhẹ, trung bình và nặng. Trong điều tra này, điều tra viên hỏi đối tượng nghiên cứu có gặp khó khăn khi nhìn hay không, bao gồm cả việc họ có phải đeo kính hay không. Các phương án trả lời của đối tượng nghiên cứu là: không gặp khó khăn gì, có chút khó khăn, rất khó khăn và mù hoàn toàn. Chúng tôi xếp mức độ trầm trọng theo 4 nhóm bình thường, nhẹ, trung bình và nặng tương ứng
với 4 phương án trả lời trên.
Chúng tôi dùng DW của Hà Lan là 0,02 cho trường hợp nhẹ, 0,17 cho trường hợp trung
bình và 0,43 cho trường hợp nặng. DISMOD2 cũng được sử dụng để tính tỷ lệ mới mắc
và thời gian mắc của khiếm thị ở mỗi mức độ trầm trọng với giả định tỷ lệ khỏi bằng 0 và tử vong rất thấp.
Dự án VINE
Khiếm thính
Tỷ lệ hiện mắc của khiếm thính cũng được lấy từ Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006. Trong điều tra này, đối tượng nghiên cứu khai báo 1 trong 3 mức độ khiếm thính: có chút khó khăn về thính giác, rất khó khăn và điếc hoàn toàn. Chúng tôi cũng xếp 3 lựa chọn trả
lời này vào 3 nhóm khiếm thính nhẹ, trung bình và nặng với trọng số bệnh tật của Hà Lan
tương ứng là 0,02, 0,12 và 0,37.
Do số hiện mắc nhỏ, DW trung bình của tất cả các trường hợp hiện mắc khiếm thính khác nhau đáng kể theo tuổi nhưng cũng có thể thấy rõ là DW ở tuổi dưới 45 (trung bình là 0,083) cao hơn ở tuổi trên 45 (trung bình là 0,051)
DISMOD2 được dùng để tính số mới mắc và thời gian mắc với giả định tỷ lệ khỏi bệnh là
0 và nguy cơ tử vong tương đối bằng 1.