Tác động của chuyển mục đích sử dụng đất tới sinh kế hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã bản vược, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

II Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất NN NNP/NNP 5,00 0,

4 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS ,

4.6.2. Tác động của chuyển mục đích sử dụng đất tới sinh kế hộ nông dân

Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị. Vì thế, biến đổi trong các chế độ sở hữu đất đai hay tiếp cận đất đai sẽ ảnh hưởng đến an ninh sinh kế của người nông dân. Thực tế này cho thấy một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế.

Việc Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp để phuc vụ mục đích phi nông nghiệp đồng nghĩa với việc tách người nông dân khỏi vốn tự nhiên của họ, làm cho các hộ gia đình nông dân trong xã phải chuyển đổi sinh kế truyền thống, thúc ép họ phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế.

Diện tích đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi chủ yếu là phục vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp từ đó tạo ra việc làm mới cho người nông dân. Khi các nhà máy, xí nghiệp xây dựng xong và đưa vào sử dụng vấn đề tuyển dụng công nhân để đi vào hoạt động tạo việc làm cho những người không có đất để sản xuất nông nghiệp là cần thiết và phù hợp.

Cụ thể, trên địa bàn xã Bản Vược hiện nay có 3 xí nghiệp lớn. Số lượng công nhân của hai xí nghiệp sản xuất gạch là 524 công nhân, trong đó số lượng công nhân không qua đào tạo khoảng 430 công nhân. Thu nhập của những người công nhân này khoảng 1.700.000 đồng/tháng, ngoài ra họ còn được thưởng hàng quý tùy theo số lượng sản phẩm làm ra, số tiền thưởng hàng quý vào khoảng 900.000 - 1.200.000 đồng/quý. Số lượng công nhân của mỏ đồng Sinh Quyền là hơn 600 công nhân, nhưng công nhân của mỏ đồng Sinh Quyền chủ yếu là những người của tỉnh khác, người địa phương làm công nhân cho mỏ đồng Sinh Quyền chỉ có khoảng 100 công nhân. Thu nhập của công nhân mỏ đồng là 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng tùy thuộc vào công việc của mỗi công nhân, họ còn được thưởng theo tháng tùy thuộc vào năng suất lao động của mỗi người.

Ngoài ra, do sự phát triển của công nghiệp, thương mại - dịch vụ đã tạo ra những khả năng giải quyết việc làm khác cho người nông dân. Cửa khẩu Bản Vược là cửa khẩu chính của huyện Bát Xát, là cửa khẩu vận chuyển hàng hóa chủ yếu, vì vậy số lượng hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu này rất lớn cần số lượng lớn người để bốc vác hàng hóa từ thuyền đến xe trở, số lượng người bốc vác hiện nay là hơn 200 người, số lượng người bốc vác không cần qua đào tạo và được trả công theo khối lượng bốc vác là 40.000 đồng/tấn. Bản Vược là xã thu hút đông số lượng người từ những địa phương khác tới định cư và số lượng các học sinh trung học phổ thông của các xã khu vực phía Tây Bắc của huyện Bát Xát xuống học, vì vậy nhu cầu mua và thuê nhà ở ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu này nên một số hộ nông dân đã xây dựng những phòng trọ cho thuê với giá 200.000 - 700.000 đồng/tháng. Và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên, đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ các mặt hàng gia dụng, lương thực thực phẩm và các dịch vụ khác cho những người sống và trọ trong xã.

Các hoạt động buôn bán và dịch vụ này chủ yếu diễn ra ở trung tâm xã và gần khu tập thể của công nhân mỏ đồng Sinh Quyền.

Nhiều người nói “ngày xưa” thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc, không phải bằng tiền mặt; Thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tốt để có thể làm cho họ giàu có về kinh tế, vì sau khi trừ đi các chi phí về giống, phân bón v.v.... họ chỉ còn được hưởng 1 tạ lúa/sào/vụ. Nếu vào năm 2006, giá thóc là 5.000 đồng/cân thì một hộ gia đình bình thường có lẽ chỉ thu được khoảng 5.000.000 đồng/sào/vụ và 10.000.000 đồng/sào/năm. Tuy nhiên, vào năm 2009 - 2010, thu nhập bình quân của nhiều hộ gia đình đạt khoảng 1.500.000 đồng/tháng. Đấy còn chưa tính đến các nguồn thu nhập khác và số tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp mà nhiều hộ gia đình đã nhận được. Thực tế này cho thấy một sự gia tăng đáng kể về mức sống của người dân xã Bản Vược ở thời điểm hiện tại so với cuộc sống của họ trong những năm còn sản xuất nông nghiệp trước kia. Tuy nhiên, sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, họ phải mua rất nhiều thứ cho cuộc sống hàng ngày. Vì không có đất để sản xuất nông nghiệp nên họ không thể tự chuẩn bị cho mình lương thực hàng ngày như: gạo, rau v.v... Thực tế này tạo đà để họ thâm nhập sâu hơn vào thị trường song cũng làm cho cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường.

Tuy nhiên về dài hạn, liệu những nguồn sinh kế thay thế này có bền vững không? Họ có thể gắn bó với chúng bao lâu? Và thực tế không phải người nông dân nào cũng có được nguồn sinh kế thay thế, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn tồn tại. Vì vậy, để giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn đọng này thì Nhà nước phải tìm ra phương hướng giải quyết việc làm mới đó là đưa ra các chính sách đào tạo nghề cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã bản vược, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)