Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã bản vược, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)

- Về giáo dục đào tạo: tỷ lệ trẻ em đi học đạt 98%; số học sinh tiểu học có 425 em, trung học cơ sở có 239 em, trung học phổ thông có 291 em, mầm non

4.3.4.Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí nông nghiệp, quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đặc biệt trong những năm gần đây đã làm thay đổi quá trình sử dụng đất trên địa bàn. Các ngành kinh tế, lĩnh vực sử dụng đất đều có sự gia tăng, thay đổi về nhu cầu sử dụng đất tạo ra sự biến động lớn về cơ cấu. Các loại đất nói chung, từng loại đất nói riêng, những vấn đề này tác động đến công tác quản lí đất đai ở địa phương. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành công tác quản lí đất đai ở địa phương đã đạt được một số kết quả khả quan.

* Về công tác quản lí:

- Về tổ chức: Ngày càng ổn định, xã đã có cán bộ làm công tác quản lí đất đai chuyên trách, cán bộ được đào tạo cơ bản và ngày càng được củng cố, nâng

cao về năng lực. Lãnh đạo xã quan tâm hơn tới quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn.

- Về nhiệm vụ: Lãnh đạo xã và cán bộ cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn về quản lí đất đai, đặc biệt trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên công tác quản lí đất đai của địa phương còn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu còn nhiều thiếu sót, chưa theo dõi thường xuyên, chỉnh lí biến động kịp thời.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến luật đất đai, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai chưa được rộng rãi, xử lí các vi phạm chưa kiên quyết, chưa có biện pháp thích hợp trong công tác quản lí để hướng dẫn cho chủ sử dụng đất ở địa phương biết và thực hiện việc sử dụng đất theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

* Về sử dụng đất:

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng nông nghiệp nông thôn, việc sử dụng đất trên địa bàn xã trong những năm qua đã có sự chuyển biến rất tích cực: Cơ cấu các loại đất chính tăng lên, đã có sự đầu tư cao trong sử dụng các loại đất để đạt được hiệu quả cao như lúa nước, đất trồng cây hàng năm, đặc biệt đất dành cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng của xã nói riêng cũng như đất dành cho các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh, toàn quốc (công nghiệp điện năng, khai khoáng). Trên địa bàn huyện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng phát triển các loại cây trồng thích nghi, hiệu quả như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đã và đang được áp dụng rất hiệu quả trên địa bàn xã.

Tuy nhiên vấn đề sử dụng đất ở địa phương còn một số tồn tại sau:

- Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông lâm nghiệp sang đất chuyên dùng nhằm phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mục đích công cộng, mục đích phi nông nghiệp chưa được tính toán, chưa có kế hoạch cụ thể để đạt hiệu quả cao.

- Cơ cấu sử dụng đất nói chung và từng loại đất nói riêng còn nhiều vấn đề chưa hợp lí, cần được khắc phục trong khi tiến hành quy hoạch.

- Hệ số sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nói riêng còn ở mức độ thấp.

- Sử dụng đất chưa gắn với bảo về đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Sử dụng đất nông, lâm nghiệp còn mang tính thụ động, chủ yếu là nhận giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ cho các chương trình dự án. Người nông dân chưa thực sự quan tâm tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã bản vược, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)