2.2.4.1. Cấu trúc đĩa tư liệu dạy học điện tử
Đĩa CD tư liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao gồm có hai chương : Dẫn xuất halogen – ancol-phenol, Anđehit - xeton – axit cacboxylic và các bài cụ thể trong từng chương. Các tư liệu được đánh số thứ tự theo từng bài. Chúng được sắp xếp theo từng bài, từng mục của bài.
Sử dụng đĩa CD rất đơn giản, bạn chỉ cần cho đĩa CD vào máy tính, kích đúp chuột trái vào biểu tượng (lectora. exe) TLĐT hóa học 11, màn hình máy tính sẽ hiện ra trang chủ của tư liệu dạy học điện tử.
- Chương (Tên chương). - Bài (Tên bài)
+ Tư liệu hình ảnh (Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động).
+ Sơ đồ, biểu bảng...
+ Tư liệu movie thí nghiệm. + Tư liệu thí nghiệm mô phỏng. + Hóa học vui.
+ Hóa học và các hiện tượng tự nhiên, môi trường. + Tư liệu về phương pháp giải một số dạng bài tập + Tư liệu bài tập trắc nghiệm (phục vụ bài luyện tập). - Hướng dẫn xây dựng và sử dụng tư liệu
- Tư liệu tham khảo (bổ sung, đọc thêm)
Hình 2.1. Trang chủ của tư liệu điện tử
2.2.4.2. Cách sử dụng TLĐT
Kích chuột vào một chương bất kì, sẽ hiện ra một trang mới bao gồm các bài trong chương, bố trí theo chiều dọc phía bên trái của trang.
Hình 2.3. Chương 9 : Anđehit – xeton – Axit cacboxylic– Tư liệu điện tử
Bạn muốn truy cập vào bài cụ thể thì kích chuột vào button của bài đó. Ví dụ: Khi dạy bài 51: “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon”, bạn kích chuột vào button là , lúc đó sẽ hiện ra trang mới với đầy đủ đề mục đơn vị kiến thức cần nắm được của bài 51.
Trong các đề mục chính của từng bài đều có chứa các tư liệu tương ứng. Ví dụ: Trong mục III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC/ 1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH, có các tư liệu tương ứng là:
51.8. Cơ chể phản ứng thế nguyên tử halogen + Cơ chế SN1.
+ Cơ chế SN2.
51.9. Phản ứng thế Cl bằng OH của Metyl clorua
51.10. Phản ứng thế halogen bằng OH của anlyl halogenua Để nghiên cứu cơ chế SN1 ta click chuột vào tư liệu SN1.
Hình 2.6. Tư liệu 51.8. /+ Cơ chế SN1. – Tư liệu điện tử
+ Ấn nút để trở lại bài 51. + Ấn nút trở về trang chủ.
+Ấn nút để thoát khỏi chương trình.
Khi dạy đến các mục khác của bài hoặc dạy các bài khác, ta làm thao tác tương tự như ví dụ đã lấy ở trên.
2.2.4.3. Phân loại tư liệu trong đĩa tư liệu dạy học điện tử Phim thí nghiệm
Các phim thí nghiệm có thể được dùng để minh họa, có thể sử dụng để hướng cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu bài, hướng dẫn thực hành là một phương án tốt giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt các bước tiến hành thí nghiệm, đảm bảo tính khoa học và an toàn.
Hình 2.7. Tư liệu 55.5. Phenol tác dụng với dd NaOH- Tư liệu điện tử
Phim phóng sự
Các phim phóng sự được được trích dẫn từ các cuộc phỏng vấn với những chuyên gia đầu nghành về các lĩnh vực có liên quan đến hóa học và môi trường, những bằng chứng lịch sử hiện hữu có giá trị tin cậy rất cao.
Mô hình minh họa
Mô hình được sử dụng chủ yếu là các quá trình điều chế, sản xuất các chất, mô hình cấu tạo, cơ chế phản ứng. Đôi khi có những hiện tượng bằng mắt thường không thể thấy và không thể mô tả bằng phim thí nghiệm, mô hình động bằng flash sẽ là sự thay thế hợp lý.
Hình 2.9. Tư liệu 51.1. Phản ứng Clo hóa Metan - Tư liệu điện tử
Hình ảnh
Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nghiên cứu các bài về chất do đó hình ảnh cần thiết là các hình ảnh về cấu tạo phân tử, ứng dụng, hình ảnh về thực tiễn sản xuất ... Ngoài các hình ảnh liên quan, cần có các hình ảnh tham khảo cho HS tìm hiểu thực tế như hình ảnh về các nhà hóa học, hình ảnh về các hợp chất có trong tự nhiên, ...
Các hình ảnh sẽ là công cụ giúp nhanh chóng gợi mở cho học sinh về đối tượng đang nghiên cứu, đồng thời giáo viên có thể sử dụng để tạo tình huống trong dạy học hoặc sử dụng làm phương tiện trực quan để chứng minh những nội dung bài học, cũng có thể sử dụng các hình ảnh để làm đối tượng tự nghiên cứu cho học
sinh hay làm đối tượng để đàm thoại để tìm ra kiến thức.
Hình 2.10. Tư liệu 51.5. Danh pháp thông thường - Tư liệu điện tử
Tài liệu đọc thêm
Đối với phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11, tài liệu tham khảo là các kiến thức khoa học liên quan đến bài học, các kiến thức thực tế về các hợp chất, ứng dụng của chúng trong thực tế, các kiến thức về lịch sử, ...Các tài liệu đọc thêm giúp cho giáo viên có những câu chuyện thực tế dùng để nêu vấn đề, giúp cho học sinh tìm hiểu thêm về các vấn đề trong bài học, tìm hiểu kiến thức thực tế.
Hình 2.12. Tư liệu 51.12. Nhựa PVC và môi trường - Tư liệu điện tử
Bài tập trắc nghiệm và tự luận
Bài tập trắc nghiệm và tự luận được sử dụng để củng cố kiến thức sau bài học và bài tập trắc nghiệm, tự luận sử dụng trong bài luyện tập, các bài kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh qua các bài và chương học.
Hình 2.13. Tư liệu Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen - Tư liệu điện tử
Tài liệu hướng dẫn xây dựng tư liệu
Tài liệu hướng dẫn sử dụng tư liệu
Hình 2.15. Tư liệu B Hướng dẫn sử dụng tư liệu điện tử
2.2.5. Sử dụng tƣ liệu điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 để nâng cao hiệu quả dạy học theo hƣớng tích cực
2.2.5.1. Nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử
Hệ thống tư liệu chúng tôi đưa vào đĩa CD bao gồm tất cả các phim thí nghiệm, mô phỏng, hình ảnh, ... liên quan tới mỗi bài học. Tuy nhiên, khi sử dụng giáo viên cần có sự lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả cao. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử cho mỗi bài dạy như sau.
Phim thí nghiệm
Thí nghiệm độc hại, phức tạp, xảy ra quá chậm.
Phim thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học giúp học sinh có lòng tin vào khoa học.
Phim thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Mô phỏng
Không có thiết bị thực nghiệm (máy đo pH , các dây chuyền sản xuất như sản xuất HNO3, sản xuất H2SO4,chưng cất dầu mỏ hay các thiết bị phân tích cơ bản khác cho trường học, ...).
Được dùng để chuẩn bị trước hoạt động thực nghiệm, giúp người sử dụng làm quen với những tính năng và thao tác cơ bản của thiết bị cũng như hiểu rõ nguyên lí hoạt động của thiết bị (máy quang phổ, máy sắc kí, …) Mô phỏng các nội dung lí thuyết , gằn liền với các tình huống đ ời thực, hình thành các trò chơi trí tuệ với nội dung hóa học giúp hoạt động hóa người học.
Giúp mô hình hóa những khái niệm trừu tượng thường gặp trong khảo sát về những nội dung gắn liền với cấu tạo chất, như cấu trúc nguyên tử, phân tử, sự hình thành liên kết, cơ chế phản ứng hóa học, ...
Các hoạt động thực nghiệm đặc biệt : Chỉ được tiến hành một lần, nguy hiểm, cần rất nhiều mẩu khác nhau để minh họa , ...Ví dụ như phản ứng hạt nhân.
Mô tả các quá trình xảy r a quá nhanh hay quá chậm như : Chu trình cacbon trong tự nhiên, sự chuyển hoá lipit trong cơ thể, …
2.2.5.2. Nguyên tắc sử dụng tư liệu điện tử
- Số lượng phim thí nghiệm, mô phỏng, hình ảnh trong một bài vừa phải, hợp lí. Cần tính toán hợp lí số lượng thí nghiệm cần trình chiếu trong một bài lên lớp và thời gian dành cho mỗi thí nghiệm, không nên trình chiếu quá nhiều phim thí nghiệm, mô phỏng trong một bài học.
- Thí nghiệm, tranh ảnh, hình vẽ phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.
+ Nội dung của phim thí nghiệm, mô phỏng, tranh ảnh, sơ đồ phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học. Giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí nghiệm, hình vẽ và tác dụng của từng dụng cụ, lưu ý về kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm. Cần tập luyện cho học sinh quan sát hình vẽ, quan sát
và giải thích hiện tượng xảy ra trong movie thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, rút ra kết luận.
+ Phối hợp lời giảng của giáo viên với việc trình chiếu tranh ảnh, sơ đồ, phim thí nghiệm, mô phỏng... Những tư liệu điện tử đó làm nguồn thông tin đối với học sinh, lời nói của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn học sinh suy nghĩ rút ra kết luận đúng đắn, hợp lí, qua đó lĩnh hội được kiến thức. Giáo viên căn cứ vào tính chất nội dung nghiên cứu, trình độ lĩnh hội của học sinh để phối hợp sử dụng các biện pháp dùng lời và tư liệu điện tử sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
+ Đảm bảo và duy trì được trật tự của lớp trong khi trình chiếu phim thí nghiệm, tranh ảnh, mô phỏng, ...
- Sử dụng tư liệu điện tử theo các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm,...
2.2.5.3. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
Sơ đồ: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
Lựa chọn tƣ liệu điện tử
Mục tiêu của đơn vị kiến thức
Phƣơng pháp dạy học
Nội dung đơn vị kiến thức
Xác định kiến thức có liên quan
Kiến thức cần đạt được
2.2.5.4. Sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử theo các phương pháp dạy học tích cực
* Sử dụng phim thí nghiệm
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Hình 2.16: Tư liệu 55.6. Phenol tác dụng với dung dịch Brom- Tư liệu điện tử
+ Mục đích: Hiểu vì sao phản ứng của phenol với dung dich brom xảy ra rất dễ dàng ở điều kiện thường không cần có xúc tác.
+ Vận dụng : Viết phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính chất hóa học của phenol tác dụng với dung dịch brom.
PHIẾU HỌC TẬP: Nhóm…….
Trả lời các câu hỏi sau :
1. So sánh đặc điểm cấu tạo của phenol và benzen?
……… 2. Dựa vào thí nghiệm em hay cho biết đặc điểm của phản ứng giữa phenol và Br2? ……… 3. So sánh khả năng phản ứng của phenol và benzen với Br2?
………
4. Dựa vào thí nghiệm hóa học, viết PTHH khi cho phenol tác dụng với dung dịch Br2? ………
Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS)
- GV : Cho HS xem phim thí nghiệm phản ứng của phenol và Br2 (tư liệu 55.6). Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng ? - GV nêu vấn đề: So với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2
dễ dàng hơn, ở điều kiện thường và không cần xúc tác, tại sao lại có sự khác nhau đó?
- GV: hướng dẫn, điều khiển HS giải quyết vấn đề. Yêu cầu HS làm phiếu học tập.
- GV : Hãy phân loại phản ứng vừa viết theo sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ ?
- GV : Hướng dẫn HS kết luận lại vấn đề.
- HS : quan sát
- Hiện tượng: có kết tủa màu trắng xuất hiện.
- HS: các nhóm thảo luận và làm vào phiếu học tập.
1. So với benzen, phenol có nhóm thế -OH,
2. Phản ứng thế Br2 của phenol xảy ra ở điều kiện thường và không cần xúc tác.
3. Do ảnh hưởng của nhóm thế OH lên vòng benzen nên mật độ electron trong vòng benzen tăng lên, nhất là ở vị trí ortho và para làm cho phản ứng thế dễ dàng hơn benzen và đồng đẳng.
4. PTHH:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr 2,4,6-tribromphenol(↓trắng) - HS : Phản ứng thế.
- HS kết luận : Phản ứng thế Br2 của phenol xảy ra rất dễ dàng. Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với các chất khác.
- Phương pháp kiểm chứng
Hình 2.17: Tư liệu 54.1. Phản ứng của ancol etylic với Na - Tư liệu điện tử
+ Mục đích : Biết được ancol etylic tác dụng với Na.
+ Hiểu vì sao ancol tác dụng với Na không mãnh liệt và tỏa nhiều nhiệt như với nước.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Ở lớp 9 các em đã học bài rượu etylic vậy rượu etylic có tác dụng được với Na không ?
- GV : Tiến hành thí nghiệm hoặc cho xem phim thí nghiệm (tư liệu 54.1).
- GV : Yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích ? Viết PTHH ? - GV bổ sung : Chưng cất đuổi hết ancol tu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước thu được dung
- HS : rượu etylic tác dụng với Na .
- HS: Ancol etylic tác dụng với Na giải phóng khia H2.
- Giải thích : H trong nhóm OH của ancol bị thay thế bới Na tạo thành natri etylat và giải phóng khí H2.
dịch là hồng phenolphtalein.. Vì natri etylat bị thủy phân
C2H5ONa+H2O→C2H5OH+NaOH
- GV : So sánh khả năng phản ứng của ancol etylic với Na so với H2O tác dụng với Na và kết luận?
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2↑ Natri etylat
- HS : Ancol etylic tác dụng với nước êm dịu không mãnh liệt như với H2O.
- HS kết luận : Ancol tác dụng với Na giải phóng khí H2
* Sử dụng tư liệu hình ảnh
+ Mục đích : Hiểu cấu trúc phân tử phenol, phân biệt phenol với ancol thơm từ đó dự đoán được tính chất hóa học của phenol.
Hình 2.18: Tư liệu 55.1: Phân biệt phenol và ancol thơm - Tư liệu điện tử
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV : Chiếu mô hình các phân tử phenol, o-crezol và benzyl ancol(ancol thơm) (tư liệu 55.1)
- HS quan sát và nhận xét:
+ Với phenol và o-crezol: nhóm Oh liên kết với nguyên tử cacbon của vòng
- GV: hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về:
+ Đặc điểm về vị trí của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.
+ Cho biết sự khác biệt cơ bản về vị trí liên kết của nhóm OH so với vòng benzen của các phân tử .
+ Dựa trên cơ sở đó hãy phân biệt phenol và ancol thơm…
GV: Yêu cầu học sinh kết luận về phenol.
benzen.
+ Với benzyl ancol nhóm OH liên kết với nguyên tử cacbon mạch nhánh của vòng benzen.
+ Vậy trong phenol nhóm OH liên kết trực tiếp với vòng benzene.
Kết luận: Phenol là hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm hiđroxyl(OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzene.
* Sử dụng tư liệu mô phỏng
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Mục đích : Biết dẫn xuất halogen có phản ứng thế nguyên tử halogen(X) bằng nhóm OH theo cơ chế SN2.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu vấn đề: Cho Metyl
clorua vào nước ở điều kiện thường hoặc đun sôi, axit hóa bằng HNO3, nhỏ dung dịch AgNO3 vào không có hiện tượng gì?
- GV hƣớng dẫn HS giải quyết vấn đề
+ Metyl clorua không bị thủy phân