dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông
1.5.1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học trong trường Trung học phổ thông (THPT) tại huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội.
1.5.1.2. Đối tượng điều tra
Tiến hành thăm dò ý kiến của các GV bộ môn hóa tại 5 trường THPT thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 (xem phiếu điều tra số 1 ở phụ lục).
Bảng 1.1. Địa điểm điều tra
STT Tên trƣờng Địa điểm
1 Trường THPT Dương xá Huyện Gia Lâm – Hà Nội
2 Trường Cao Bá Quát Huyện Gia Lâm – Hà Nội
3 Trường THPT Yên Viên Huyện Gia Lâm – Hà Nội
4 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Huyện Gia Lâm – Hà Nội 5 Trường THPT Lý Thánh Tông Huyện Gia Lâm – Hà Nội
1.5.1.3. Kết quả điều tra
Bảng 1.2. Thâm niên công tác
Thâm niên giảng dạy
(năm) 1 - 10 11 - 20 21- 30 31 - 40 Số phiếu 20 8 3 2 Tỉ lệ % 60,06% 24,24% 9,09% 6,61% Bảng 1.3. Tỉ lệ % các phương pháp thường dùng STT Phƣơng pháp (PP) Tỉ lệ % Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không dùng 1 PP thuyết trình 51,51 30,30 18,19 0,00 2 PP đàm thoại 63,63 27,27 9,10 0,00 3 PP trực quan 24,24 63,63 12,13 0,00 4 PP nêu vấn đề 54,54 39,40 3,03 3,03 5 PP dạy học theo nhóm 30,30 54,54 9,09 6,07 6 PP dạy học theo dự án 0,00 12,12 21,21 66,67 7 PP dạy học theo góc, theo
hợp đồng 0,00 0,00 0,00 100,00
Theo kết quả trên, ta có thể thấy các phương pháp dạy học tích cực cũng đã được GV quan tâm và sử dụng, tuy nhiên phương pháp dạy học theo góc còn chưa được áp dụng phổ biến ở một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất Số phiếu
Tỉ lệ % có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Thƣờng xuyên Ít dùng Không dùng
Tốt 22 59,09 27,27 13,64
Khá 8 50,00 25,00 25,00
Trung bình 3 0,00 66,67 33,33
Kém 0 0,00 0,00 100,00
1.5.2. Nhận xét về thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học trong trường trung học phổ thông
Thực tế điều tra cho thấy 5 trường Trung học phổ thông thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội đã có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo mức tối thiểu cho việc áp dụng CNTT trong dạy học và điều kiện cơ sở vật chất tác động khá lớn đến việc triển khai dạy học bằng các phương pháp tích cực có áp dụng CNTT.
Như vậy, trong 5 trường THPT đã khảo sát các GV đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể đã cố gắng triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt được kết quả cao nhưng vẫn ở mức độ chưa thường xuyên, và chưa dám triển khai một số phương pháp còn mới đối với GV như phương pháp dạy họctheo hợp đồng, dạy học dự án và dạy học theo góc.
Dù đều công nhận vai trò của CNTT trong dạy học ngày nay nhưng đa số GV vẫn chỉ sử dụng các hoạt động đơn giản, ít sử dụng đến sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc đặc biệt và CNTT (Ví dụ dạng: Phiếu học tập, thảo luận câu hỏi, báo cáo TNG...) hoặc chỉ sử dụng CNTT như là công cụ để soạn giáo án, hay trình chiếu bài giảng bằng powerpoint hỗ trợ viết bảng. Nguyên nhân do trình độ tin học và thời gian còn hạn chế do HS thiếu sự hợp tác, kết hợp nhịp nhàng, thiếu chủ động,
cách bố trí lớp học của các trường để chia nhóm, góc chưa thuận lợi…
Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học của giáo viên đã và đang rất phát triển. Hiện nay, tư liệu dạy học điện tử hóa học được tìm thấy ở nhiều trang web, và các đề tài luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa hóa học với số lượng khá lớn, ...Tuy nhiên, tư liệu dạy học điện tử vẫn chưa được biên soạn một cách hệ thống, tài liệu hướng dẫn sử dụng chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của GV và HS. Nhiều GV vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn tư liệu điện tử cho từng phần, từng bài học. Đã có nhiều bài giảng sử dụng tư liệu điện tử nhưng GV vẫn chưa biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để khai thác các kiến thức từ hệ thống tư liệu dạy học điện tử theo hướng tích cực sao cho hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, thông qua các cơ sở được điều tra và thực trạng ở một số trường Trung học phổ thông, chúng tôi thấy rằng: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử môn hóa học 11 nâng cao Trung học phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực là hết sức cần thiết. Tư liệu dạy học điện tử giúp HS có thể nắm bắt được các khái niệm khó, trừu tượng một cách nhanh chóng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào lời giảng diễn tả của GV. Nhờ đó GV không mất nhiều thời gian vào việc diễn giảng mà dành thời gian đó hướng dẫn HS học cách học. Mặt khác nó chính là nguồn tư liệu quý giá của mỗi GV để sử dụng, từ đó tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện thêm những hệ thống tư liệu mới, tiếp cận được với CNTT và bắt nhịp được với sự phát triển về CNTT và truyền thông như vũ bão của thế giới.
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƢ LIỆU DẠY HỌC ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 11 - NÂNG CAO
(Chương 8, chương 9)
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình sách giáo khoa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao [5], [26]
Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao gồm hai chương: - Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol
- Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic
- Về nội dung: Trong nội dung mỗi bài đều giới thiệu về khái niệm, phân laoị, đồng phân, danh pháp và tính chất của các loại hợp chất có nhóm chức halogen và OH. Các kiến thức mới được giới thiệu sau khi học sinh đã có một số kiến thức chung về hóa học hữu cơ như đồng đẳng, đồng phân, thuyết cấu tạo hóa học do đó trong phương pháp giảng dạy cần khai thác mối quan hệ cấu tạo – tính chất giúp học sinh hoạt động tư duy có hiệu quả.
- Về phương pháp:
+ Hầu hết các bài đều tiến hành theo phương pháp dùng thực nghiệm nghiên cứu tính chất
+ Cần tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động tiếp nhận kiến thức mới bằng cách tổ chức các hoạt động theo nhóm.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc mô phỏng và viết công thức cấu tạo các đồng phân ancol theo quan điểm thay thế các nguyên rử - nhóm nguyên tử cùng hóa trị, mô tả cơ chế các phản ứng hóa học.
+ Giữa halogen và ancol, anđehit và axit cacboxulic có những nét tương tự nhau về cách viết công thức cấu tạo và gọi tên do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm này từ đó đưa ra mối liên hệ và phương pháp học chung cho phần kiến thức trên.
+ Cần lưu ý các phản ứng điều chế cập nhật theo các phương pháp hiện đại đang dược sử dụng.
+ Đưa ra những tư liệu về các sản phẩm được sản xuất từ dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit và axit cacboxylic được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.
2.1.1. Mục tiêu Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol
Kiến thức
Biết:
- Khái niệm dẫn xuất halogen, ancol, phenol
- Biết được các tính chất hóa học của ancol, phenol. - Một số ứng dụng quan trọng của ancol, phenol.
Hiểu:
- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol, phenol.
- Phản ứng tách HX và quy tắc tách Zai-xép để vận dụng tốt trong các bài tập.
Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các monohalogen, ancol no đơn chức, mạch hở không quá 5 nguyên tử các bon trong phân tử và gọi tên của chúng.
- Viết được các phương trình hóa học thể hiện tích chất hóa học của các dẫn xuất halogen, ancol, phenol, thể hiện được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo phân tử và tích chất hóa học.
- Thấy được điểm khác nhau giữa ancol và phenol, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử.
- Giải các dạng bài tập liên quan về ancol và phenol.
Giáo dục tình cảm thái độ
- Từ kiến thức trên học sinh nhận thức được các hợp chất hữu cơ rất gần với đời sống do đó những hiểu biết về chúng là rất cần thiết, giúp chúng ta sử dụng hợp lí, có hiệu quả các sản phẩm hóa học, từ đó tăng lòng yêu thích bộ môn.
2.1.2. Mục tiêu Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic
Kiến thức
Biết:
- Khái niệm về anđehit, xeton và axit cacboxylic.
- Cách phân loại và gọi tên của chúng, tính chất hóa học. - Phương pháp điều chế của anđehit, xeton và axit cacboxylic.
Hiểu:
- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anđehit, xeton và axit cacboxylic.
- Bản chất các phản ứng hóa học của anđehit, xeton và axit cacboxylic với các chất tương ứng.
Kĩ năng
- Nhận dạng các loại chất thông qua công thức cấu tạo và công rhức phân tử.
- Tiến hành được các thí nghiệm và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
- Kĩ năng phân tích, so sánh về tính chất vật lí và tính chất hóa học trên cơ sở các thuyết đã học.
- Giải một số dạng bài tập liên có liên quan.
Giáo dục tình cảm thái độ
- Từ các ứng dụng trong đời sống và trạng thái tự nhiên của một số anđehit, axit cacboxylic, học sinh thấy hóa học rất gắn bó, gần gũi với đời sống, từ đó tăng lòng yêu thích bộ môn.
2.2. Xây dựng hệ thống tƣ liệu dạy học điện tử cho phần dẫn xuất hiđrocacbon chƣơng trình hóa học lớp 11 nâng cao Trung học phổ thông
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn xây dựng TLĐT [21]
Nguyên tắc 1.Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học
Các TLĐT được lựa chọn cần đảm bảo các mục tiêu bài học (về kiến thức và kĩ năng), chú ý khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Chú ý các kiến thức trọng tâm của bài.
Nội dung của movie thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, tranh ảnh, sơ đồ phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học.
Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính sư phạm
- Lựa chọn movie thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học giúp học sinh có lòng tin vào khoa học.
- Lựa chọn movie thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng, và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Nguyên tắc 4 . Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày
- Màu sắc của hình nền. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
- Font chữ. Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Times New Roman, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
- Cỡ chữ . Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một flipchart nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì cỡ chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên.
- Nội dung trên nền hình . Không nên để nội dung lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình.
Nguyên tắc 5.Phần hướng dẫn sử dụng HLĐT phải dễ hiểu và rõ ràng
Đề phòng trường hợp có những máy cá nhân của không cài đăt đủ các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng, học liệu phải có phần hướng dẫn cách sử dụng học liệu một cách chi tiết kèm theo sẵn những phần mềm hỗ trợ những tiện ích cần thiết để
đọc chương trình (Internet Explorer, Windows Media Player, Acrobat Reader...nếu cần thiết).
Nguyên tắc 6.Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường
Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình thấp không bị chậm đi khi dùng HLĐT. Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt nhưng không lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung lượng HLĐT lên gấp nhiều lần.
Nguyên tắc 7. Đảm bảo tính tương tác cao và tính hiệu quả khi sử dụng TLĐT
Xây dựng TLĐT trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính tương tác cao và tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. GV phải sử dụng thuận tiện mới phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.
2.2.2. Công cụ thiết kế tư liệu điện tử (Giới thiệu phần mềm Lectora)
Giới thiệu về Lectora
Lectora là một phần mềm cho phép cá nhân hay một nhóm tạo ra những khóa học có tính tương tác một cách dễ dàng. Những khóa học này có thể được phát triển dưới dạng một website hay dưới dạng một ứng dụng độc lập. Phần mềm này hỗ trợ nhiều định dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, phim hay hoạt hình...cũng như hỗ trợ các chuẩn internet như HTML, Java hay JavaScript. Lectora là một phần mềm dễ học với công cụ “kéo- thả” dễ dàng tạo ra các tương tác của các đối tượng trong khóa học.
Cấu trúc một khóa học tạo bởi Lectora
Cách đơn giản nhất để hình dung cấu trúc khóa học của bạn là hãy so sánh khóa học đó với một cuốn sách. Cấu trúc của một cuốn sách bao gồm nhiều trang thông tin và thường được chia thành các chương; mỗi chương có thể tiếp tục chia thành các phần. Với phần mềm Lectora, cấu trúc khóa học có thể được thiết kế giống như một cuốn sách. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng cấu trúc khóa học theo cách của mình.
Những định dạng thông tin Lectora hỗ trợ
Hoạt hình GIF Animations (.gif) ; Flash Animations (.swf.spl).
Hình ảnh JPEG (.jpeg.jpg) ; GIF (.tif) ; Windows bit map (.bmp) ; Windows
metafiles (.wmf); Portable Network Graphics (.png).
Phim
Microsoft (.avi) ; Quicktime (.mov) ; MPEG (.mpg; .mpeg) ; Real Media (rm; rmm; ram) ; Microsofl Streaming Video (.asf) ; RealMedia Streaming Video (.rm).
Âm thanh
Wave (.wav) ; MIDI (.mid; .rmi); MP3 (.mp3) ; Sun (.au) ; Macintosh (.aiff hoặc .aif) ; Microsofl Streaming Audio (.asf) ; RealMedia Streaming Audio (.rm).
Văn bản Rich-Text documents (.rtf) ; Text documents (.txt).
2.2.3. Quy trình xây dựng TLĐT
Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học
Việc đầu tiên khi xây dựng TLĐT là phải xác định mục tiêu của chương và của bài học.
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản
- Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình dạy học bộ môn.
- Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.