Mục tiêu Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn Hóa học lớp 11 nâng cao, Trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 42 - 127)

Kiến thức

Biết:

- Khái niệm dẫn xuất halogen, ancol, phenol

- Biết được các tính chất hóa học của ancol, phenol. - Một số ứng dụng quan trọng của ancol, phenol.

Hiểu:

- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol, phenol.

- Phản ứng tách HX và quy tắc tách Zai-xép để vận dụng tốt trong các bài tập.

Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các monohalogen, ancol no đơn chức, mạch hở không quá 5 nguyên tử các bon trong phân tử và gọi tên của chúng.

- Viết được các phương trình hóa học thể hiện tích chất hóa học của các dẫn xuất halogen, ancol, phenol, thể hiện được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo phân tử và tích chất hóa học.

- Thấy được điểm khác nhau giữa ancol và phenol, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử.

- Giải các dạng bài tập liên quan về ancol và phenol.

Giáo dục tình cảm thái độ

- Từ kiến thức trên học sinh nhận thức được các hợp chất hữu cơ rất gần với đời sống do đó những hiểu biết về chúng là rất cần thiết, giúp chúng ta sử dụng hợp lí, có hiệu quả các sản phẩm hóa học, từ đó tăng lòng yêu thích bộ môn.

2.1.2. Mục tiêu Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic

Kiến thức

Biết:

- Khái niệm về anđehit, xeton và axit cacboxylic.

- Cách phân loại và gọi tên của chúng, tính chất hóa học. - Phương pháp điều chế của anđehit, xeton và axit cacboxylic.

Hiểu:

- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anđehit, xeton và axit cacboxylic.

- Bản chất các phản ứng hóa học của anđehit, xeton và axit cacboxylic với các chất tương ứng.

Kĩ năng

- Nhận dạng các loại chất thông qua công thức cấu tạo và công rhức phân tử.

- Tiến hành được các thí nghiệm và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.

- Kĩ năng phân tích, so sánh về tính chất vật lí và tính chất hóa học trên cơ sở các thuyết đã học.

- Giải một số dạng bài tập liên có liên quan.

Giáo dục tình cảm thái độ

- Từ các ứng dụng trong đời sống và trạng thái tự nhiên của một số anđehit, axit cacboxylic, học sinh thấy hóa học rất gắn bó, gần gũi với đời sống, từ đó tăng lòng yêu thích bộ môn.

2.2. Xây dựng hệ thống tƣ liệu dạy học điện tử cho phần dẫn xuất hiđrocacbon chƣơng trình hóa học lớp 11 nâng cao Trung học phổ thông

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn xây dựng TLĐT [21]

Nguyên tắc 1.Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học

Các TLĐT được lựa chọn cần đảm bảo các mục tiêu bài học (về kiến thức và kĩ năng), chú ý khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Chú ý các kiến thức trọng tâm của bài.

Nội dung của movie thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, tranh ảnh, sơ đồ phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học.

Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính sư phạm

- Lựa chọn movie thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học giúp học sinh có lòng tin vào khoa học.

- Lựa chọn movie thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng, và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

Nguyên tắc 4 . Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày

- Màu sắc của hình nền. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

- Font chữ. Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Times New Roman, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.

- Cỡ chữ . Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một flipchart nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì cỡ chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên.

- Nội dung trên nền hình . Không nên để nội dung lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình.

Nguyên tắc 5.Phần hướng dẫn sử dụng HLĐT phải dễ hiểu và rõ ràng

Đề phòng trường hợp có những máy cá nhân của không cài đăt đủ các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng, học liệu phải có phần hướng dẫn cách sử dụng học liệu một cách chi tiết kèm theo sẵn những phần mềm hỗ trợ những tiện ích cần thiết để

đọc chương trình (Internet Explorer, Windows Media Player, Acrobat Reader...nếu cần thiết).

Nguyên tắc 6.Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường

Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình thấp không bị chậm đi khi dùng HLĐT. Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt nhưng không lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung lượng HLĐT lên gấp nhiều lần.

Nguyên tắc 7. Đảm bảo tính tương tác cao và tính hiệu quả khi sử dụng TLĐT

Xây dựng TLĐT trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính tương tác cao và tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. GV phải sử dụng thuận tiện mới phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.

2.2.2. Công cụ thiết kế tư liệu điện tử (Giới thiệu phần mềm Lectora)

Giới thiệu về Lectora

Lectora là một phần mềm cho phép cá nhân hay một nhóm tạo ra những khóa học có tính tương tác một cách dễ dàng. Những khóa học này có thể được phát triển dưới dạng một website hay dưới dạng một ứng dụng độc lập. Phần mềm này hỗ trợ nhiều định dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, phim hay hoạt hình...cũng như hỗ trợ các chuẩn internet như HTML, Java hay JavaScript. Lectora là một phần mềm dễ học với công cụ “kéo- thả” dễ dàng tạo ra các tương tác của các đối tượng trong khóa học.

Cấu trúc một khóa học tạo bởi Lectora

Cách đơn giản nhất để hình dung cấu trúc khóa học của bạn là hãy so sánh khóa học đó với một cuốn sách. Cấu trúc của một cuốn sách bao gồm nhiều trang thông tin và thường được chia thành các chương; mỗi chương có thể tiếp tục chia thành các phần. Với phần mềm Lectora, cấu trúc khóa học có thể được thiết kế giống như một cuốn sách. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng cấu trúc khóa học theo cách của mình.

Những định dạng thông tin Lectora hỗ trợ

Hoạt hình GIF Animations (.gif) ; Flash Animations (.swf.spl).

Hình ảnh JPEG (.jpeg.jpg) ; GIF (.tif) ; Windows bit map (.bmp) ; Windows

metafiles (.wmf); Portable Network Graphics (.png).

Phim

Microsoft (.avi) ; Quicktime (.mov) ; MPEG (.mpg; .mpeg) ; Real Media (rm; rmm; ram) ; Microsofl Streaming Video (.asf) ; RealMedia Streaming Video (.rm).

Âm thanh

Wave (.wav) ; MIDI (.mid; .rmi); MP3 (.mp3) ; Sun (.au) ; Macintosh (.aiff hoặc .aif) ; Microsofl Streaming Audio (.asf) ; RealMedia Streaming Audio (.rm).

Văn bản Rich-Text documents (.rtf) ; Text documents (.txt).

2.2.3. Quy trình xây dựng TLĐT

Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học

Việc đầu tiên khi xây dựng TLĐT là phải xác định mục tiêu của chương và của bài học.

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

- Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình dạy học bộ môn.

- Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.

- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.

Bước 3: Xây dựng cấu trúc của TLĐT

Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động

- Tìm kiếm tư liệu: phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation) ... - Xử lí tư liệu.

- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.

Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học

- Cài đặt (số hóa) nội dung.

- Tạo hiệu ứng trong các tương tác.

Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp

- Trình diễn thử. - Soát lỗi.

- Kiểm tra tính logic, hợp lí của các thành phần. - Lấy ý kiến nhận xét của chuyên gia và đồng nghiệp.

Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện

- Chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng gói.

2.2.4. Thiết kế TLĐT phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao

2.2.4.1. Cấu trúc đĩa tư liệu dạy học điện tử

Đĩa CD tư liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao gồm có hai chương : Dẫn xuất halogen – ancol-phenol, Anđehit - xeton – axit cacboxylic và các bài cụ thể trong từng chương. Các tư liệu được đánh số thứ tự theo từng bài. Chúng được sắp xếp theo từng bài, từng mục của bài.

Sử dụng đĩa CD rất đơn giản, bạn chỉ cần cho đĩa CD vào máy tính, kích đúp chuột trái vào biểu tượng (lectora. exe) TLĐT hóa học 11, màn hình máy tính sẽ hiện ra trang chủ của tư liệu dạy học điện tử.

- Chương (Tên chương). - Bài (Tên bài)

+ Tư liệu hình ảnh (Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động).

+ Sơ đồ, biểu bảng...

+ Tư liệu movie thí nghiệm. + Tư liệu thí nghiệm mô phỏng. + Hóa học vui.

+ Hóa học và các hiện tượng tự nhiên, môi trường. + Tư liệu về phương pháp giải một số dạng bài tập + Tư liệu bài tập trắc nghiệm (phục vụ bài luyện tập). - Hướng dẫn xây dựng và sử dụng tư liệu

- Tư liệu tham khảo (bổ sung, đọc thêm)

Hình 2.1. Trang chủ của tư liệu điện tử

2.2.4.2. Cách sử dụng TLĐT

Kích chuột vào một chương bất kì, sẽ hiện ra một trang mới bao gồm các bài trong chương, bố trí theo chiều dọc phía bên trái của trang.

Hình 2.3. Chương 9 : Anđehit – xeton – Axit cacboxylic– Tư liệu điện tử

Bạn muốn truy cập vào bài cụ thể thì kích chuột vào button của bài đó. Ví dụ: Khi dạy bài 51: “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon”, bạn kích chuột vào button là , lúc đó sẽ hiện ra trang mới với đầy đủ đề mục đơn vị kiến thức cần nắm được của bài 51.

Trong các đề mục chính của từng bài đều có chứa các tư liệu tương ứng. Ví dụ: Trong mục III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC/ 1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH, có các tư liệu tương ứng là:

51.8. Cơ chể phản ứng thế nguyên tử halogen + Cơ chế SN1.

+ Cơ chế SN2.

51.9. Phản ứng thế Cl bằng OH của Metyl clorua

51.10. Phản ứng thế halogen bằng OH của anlyl halogenua Để nghiên cứu cơ chế SN1 ta click chuột vào tư liệu SN1.

Hình 2.6. Tư liệu 51.8. /+ Cơ chế SN1. – Tư liệu điện tử

+ Ấn nút để trở lại bài 51. + Ấn nút trở về trang chủ.

+Ấn nút để thoát khỏi chương trình.

Khi dạy đến các mục khác của bài hoặc dạy các bài khác, ta làm thao tác tương tự như ví dụ đã lấy ở trên.

2.2.4.3. Phân loại tư liệu trong đĩa tư liệu dạy học điện tử Phim thí nghiệm

Các phim thí nghiệm có thể được dùng để minh họa, có thể sử dụng để hướng cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu bài, hướng dẫn thực hành là một phương án tốt giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt các bước tiến hành thí nghiệm, đảm bảo tính khoa học và an toàn.

Hình 2.7. Tư liệu 55.5. Phenol tác dụng với dd NaOH- Tư liệu điện tử

Phim phóng sự

Các phim phóng sự được được trích dẫn từ các cuộc phỏng vấn với những chuyên gia đầu nghành về các lĩnh vực có liên quan đến hóa học và môi trường, những bằng chứng lịch sử hiện hữu có giá trị tin cậy rất cao.

Mô hình minh họa

Mô hình được sử dụng chủ yếu là các quá trình điều chế, sản xuất các chất, mô hình cấu tạo, cơ chế phản ứng. Đôi khi có những hiện tượng bằng mắt thường không thể thấy và không thể mô tả bằng phim thí nghiệm, mô hình động bằng flash sẽ là sự thay thế hợp lý.

Hình 2.9. Tư liệu 51.1. Phản ứng Clo hóa Metan - Tư liệu điện tử

Hình ảnh

Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nghiên cứu các bài về chất do đó hình ảnh cần thiết là các hình ảnh về cấu tạo phân tử, ứng dụng, hình ảnh về thực tiễn sản xuất ... Ngoài các hình ảnh liên quan, cần có các hình ảnh tham khảo cho HS tìm hiểu thực tế như hình ảnh về các nhà hóa học, hình ảnh về các hợp chất có trong tự nhiên, ...

Các hình ảnh sẽ là công cụ giúp nhanh chóng gợi mở cho học sinh về đối tượng đang nghiên cứu, đồng thời giáo viên có thể sử dụng để tạo tình huống trong dạy học hoặc sử dụng làm phương tiện trực quan để chứng minh những nội dung bài học, cũng có thể sử dụng các hình ảnh để làm đối tượng tự nghiên cứu cho học

sinh hay làm đối tượng để đàm thoại để tìm ra kiến thức.

Hình 2.10. Tư liệu 51.5. Danh pháp thông thường - Tư liệu điện tử

Tài liệu đọc thêm

Đối với phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11, tài liệu tham khảo là các kiến thức khoa học liên quan đến bài học, các kiến thức thực tế về các hợp chất, ứng dụng của chúng trong thực tế, các kiến thức về lịch sử, ...Các tài liệu đọc thêm giúp cho giáo viên có những câu chuyện thực tế dùng để nêu vấn đề, giúp cho học sinh tìm hiểu thêm về các vấn đề trong bài học, tìm hiểu kiến thức thực tế.

Hình 2.12. Tư liệu 51.12. Nhựa PVC và môi trường - Tư liệu điện tử

Bài tập trắc nghiệm và tự luận

Bài tập trắc nghiệm và tự luận được sử dụng để củng cố kiến thức sau bài học và bài tập trắc nghiệm, tự luận sử dụng trong bài luyện tập, các bài kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh qua các bài và chương học.

Hình 2.13. Tư liệu Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen - Tư liệu điện tử

Tài liệu hướng dẫn xây dựng tư liệu

Tài liệu hướng dẫn sử dụng tư liệu

Hình 2.15. Tư liệu B Hướng dẫn sử dụng tư liệu điện tử

2.2.5. Sử dụng tƣ liệu điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 để nâng cao hiệu quả dạy học theo hƣớng tích cực

2.2.5.1. Nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử

Hệ thống tư liệu chúng tôi đưa vào đĩa CD bao gồm tất cả các phim thí nghiệm, mô phỏng, hình ảnh, ... liên quan tới mỗi bài học. Tuy nhiên, khi sử dụng giáo viên cần có sự lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả cao. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử cho mỗi bài dạy như sau.

Phim thí nghiệm

Thí nghiệm độc hại, phức tạp, xảy ra quá chậm.

Phim thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học giúp học sinh có lòng tin vào khoa học.

Phim thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ

Một phần của tài liệu Xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn Hóa học lớp 11 nâng cao, Trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 42 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)