Giọng trữ tình triết lý trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Một phần của tài liệu đặc sắc thơ nguyễn khoa điềm (Trang 94 - 103)

Thơ ca đang đi trên con đường vô hạn của nó. Những cuộc đổi thay đều cần thiết cho gương mặt của nền thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, dù có cách tân, khoác lên nó chiếc áo hậu hiện đại hay là gì gì đi chăng nữa, thơ bao giờ cũng cần tính triết lý. Những đòi hỏi đó không thể chối bỏ và vĩnh cửu. Bàn về vấn đề này, Hồ Thế Hà nhận định:

“Chất triết lý trong thi ca, đặc biệt ở những nhà thơ lớn, bên cạnh kiểu tư duy thuận lý, dường như bao giờ cũng thể hiện sự nghịch lý nhưng là sự nghịch lý nằm trong tính toàn thể của nó, bao gồm cả hình thức và nội dung, để cuối cùng người đọc nhận ra một nét riêng, một phong cách đặc biệt từ sự hài hoà này”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu tính triết lý. Một thứ triết lý đầy bản thể với trách nhiệm và ý thức đích thực của người làm ra nó.

Ngoài sự nồng nhiệt trong tình cảm, thơ Nguyễn Khoa Điềm còn luôn đằm sâu trong suy nghĩ. Nguyễn Khoa Điềm chú trọng quan sát hiện thực đời sống để nắm bắt được những chi tiết rất nhỏ nhưng có sức khái quát cao.Ta có thể bắt gặp trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, từng chi tiết, từng hình ảnh cụ thể của cuộc sống Huế, con người xứ Huế cũng sẽ được khái quát lên thành những triết lý sâu sắc nhiều ý nghĩa. Trong bài Những đồng tiền ngoại ô với hình ảnh cái quán nghèo ở ngoại ô Huế như cái phao làm chuẩn trôi bập bềnh trên mức sống của người dân lao động nghèo dưới chế độ cũ:

Những đồng tiền ngoại ô Đẫm mùi mồ hôi, dầu mỡ Mùi nước mắm, cá khô

Cái nhàu trong bàn tay em nhỏ Cái tròn vo trong cạp quần cụ già.

...Ngoại ô mua nước mắm chai là ngày lĩnh lương Ngoại ô mua kẹo nuga là ngày lĩnh lương

Ngoại ô ăn ruốc từng đồng là ngày cuối tháng Ngoại ô uống rượu chửi con là ngày cuối tháng.

Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chi tiết nhỏ những đồng tiền để khái quát nên cuộc đời của người dân mất nước; từ những gì đơn sơ thân thuộc: lời ru của mẹ, chuyện kể của bà, luỹ tre xanh, cái kèo cái cột...Nguyễn Khoa Điềm đã dựng nên hình tượng Đất Nước; hay từ một chuyện văn hoá bến sông, bãi cồn, Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những trải nghiệm, triết lý thật sâu sắc:

Nước mặn lên lúa héo ở bên cồn

Mẹ vẫn dặn “ đổi nước ngọt” chứ đừng “bán nước”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời mẹ dạy con xuất phát từ sự cần thiết của nước ngọt trên những bãi ngô ven thôn Vĩ Dạ nhưng ẩn ngầm trong đó là bài học về tình yêu quê hương, đất nước, về lòng tận trung và trong sạch; từ hình ảnh một chú bò hồn nhiên gặm cỏ trong chiều Hương giang dựng nên bức tranh quê hương yên ả thanh bình:

Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ

Bên dòng sông như chưa biết chiều tan Tôi với nó lặng im bè bạn

Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương giang.

(Chiều Hương giang)

Là người có tư chất thông minh, lại có vốn sống phong phú, Nguyễn Khoa Điềm có khả năng nắm bắt rất đúng cái thần của sự việc. Ông có những phát hiện khái quát sâu sắc về dân tộc, thời đại, về cuộc sống, về con người. Dường như những triết lý nhân sinh đã trở thành một đặc trưng trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Từ những quan sát, nhà thơ đã tư duy để tìm ra những quy luật khách quan của cuộc sống, quy luật nội tại của tình cảm và lý giải bằng những hình tượng thơ sinh động. Từ việc quan sát mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm có những phát hiện chính xác và lí thú:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống

(Mẹ và quả)

Phải qua suy tư và chiêm nghiệm nhà thơ đi đến nhận thức: Những quả cây không còn vô tri, vô giác mà trở nên có hồn trĩu nặng tình cảm ơn nghĩa, nên mang dáng giọt mồ hôi mặn/ nhỏ vào lòng thầm lặng mẹ tôi. Liên tưởng đến bản thân, Nguyễn Khoa Điềm xoáy vào niềm âu lo không đền đáp được lòng mong mỏi của mẹ: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn là một thứ quả non xanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Là một người thông minh lại có nhiều trải nghiệm, lăn lộn với đời sống nên giọng thơ trữ tình - triết lí trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ngày càng chiếm ưu thế. Có thể khẳng định, nhà thơ đã tìm cho mình một chất giọng riêng, đặc biệt trong dòng chảy của thơ ca chống Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN KẾT LUẬN

1. Là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp vào nền thơ ca nước nhà thành tựu đáng kể. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm gồm hai mảng lớn: thơ viết trong chiến tranh và thơ viết trong hòa bình với những mốc đánh dấu là các tập thơ: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng. Ông đến với thi ca và làm thơ như một hoạt động xã hội, một hành động chiến đấu. Làm thơ tức là thể hiện khát vọng hành động.

Theo Nguyễn Khoa Điềm, những yếu tố làm nên bản chất văn chương là lời, hành động và tấm lòng. Hành động là ý tưởng văn chương thúc giục con người hành động. Lời là hình thức văn chương. Tấm lòng là tâm hồn mình trải trên trang giấy. Quan niệm thi ca ấy lại được sáng tạo bằng chính tâm hồn của một con người xứ Huế nên đã lưu lại được trong lòng người đọc những ấn tượng thẩm mĩ vừa mang tinh thần thời đại, vừa mang dấu ấn của một phong cách văn chương đặc sắc.

2. Nguyễn Khoa Điềm tình nguyện chọn cho mình địa bàn Thừa Thiên – Huế để sống và chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Việc lựa chọn cho mình vùng đất máu lửa này đã để lại ấn tượng thẩm mĩ đặc sắc giầu chất sử thi trong thơ ông khó lẫn với các nhà thơ khác. Nguyễn Khoa Điềm đã đưa vào thơ mảng hiện thực về phong trào đấu tranh của học sinh và sinh viên đô thị vùng tạm chiếm. Đó là tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ trong quá trình nhận đường về với Nhân dân và Đất nước; là tiếng nói lí tưởng hành động của những người trong cuộc mang ý nghĩa thức tỉnh.

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình – sử thi. Mặt đường khát vọng là khát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vọng hành động của tuổi trẻ hòa cùng mạch cảm xúc dân tộc trong thời đại chiến tranh và cách mạng. Trong dòng cảm hứng sử thi – trữ tình ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã trải nghiệm tuổi trẻ của mình bằng sự dấn thân, tạo nên chiều sâu ở các hình ảnh, biểu tượng về con đường, ngọn lửa trong hình tượng Nhân dân và Đất nước. Nó trở thành những yếu tố hội tụ và lan tỏa chất sử thi lãng mạn của tuổi trẻ khát vọng và hành động.

3. Nguyễn Khoa Điềm mang Một hồn thơ thấm đượm trầm tích Huế.

Miền đất cổ Phú Xuân là chiếc nôi sinh thành, mái nhà trú ngụ, lớn lên của nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Sương khói Huế, sông Huế, núi Huế, văn hóa Huế, con người xứ Huế, cho đến điệu Nam Ai, Nam Bình từ bao đời trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Cảm thức thơ Nguyễn Khoa Điềm có mạch nguồn từ văn hóa Huế. Chính các không gian cổ điển lâu đời, thuần khiết ấy là môi trường lí tưởng để thi nhân cảm nhận về Đất nước, về Nhân dân, về thế sự, về nhân sinh và cả về những riêng tư thầm kín không dễ nói. Hầu hết đề tài trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đều được rút ra từ mảnh đất Huế, ngoại ô Huế và “ ngoại ô mở rộng” của chiến trường Trị Thiên. Nguyễn Khoa Điềm có ý thức về điều đó, và ngược lại, điều đó đến với ông một cách tự nhiên. Nguyễn Khoa Điềm sinh ra ở đấy, lớn lên ở đấy, chiến đấu ở đấy và trở về sinh sống cũng tại đấy. Lịch sử Huế, nền văn hoá Huế, hơi thở đời sống hàng ngày của cố đô thấm vào máu thịt ông và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ ca. Chính điều này đã góp một phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm đã chắt lọc được trong ngọn nguồn mạch văn hóa dân gian và văn hóa Huế trong nhiều hình thức nghệ thuật đặc sắc, lẩy ra được những từ giầu ý nghĩa biểu cảm và hàm ẩn, đa nghĩa. Nhà thơ đã nhào nặn ngôn ngữ bình dân trong các khuôn cú pháp, trong những cách kết hợp ngôn từ nhiều bất ngờ mới mẻ vừa mang vẻ đẹp truyền thống lại vừa hiện đại lưu lại ấn tượng ở người đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Nguyễn Khoa Điềm là một thi sĩ có trí tuệ sắc sảo, một hồn thơ cháy bỏng nhiệt huyết lí tưởng. Chính vốn sống, vốn tri thức và trạng thái tinh thần của thời đại đã thăng hoa và để lại ở ngôn ngữ sáng tạo của nhà thơ một chất giọng suy tưởng, chính luận và triết lí đặc sắc mang dấu ấn cá tính.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm một thời là sự hóa thân của tuổi trẻ, đối thoại với tuổi trẻ bằng những lời tâm giao chân tình. Giọng trữ tình chính luận của Nguyễn Khoa Điềm không gượng ép, không lên gân mà chan hòa trong hình ảnh, hình tượng và ngôn ngữ. Ở Cõi lặng, người đọc lại nhận ra một giọng thơ tự bạch và chiêm nghiệm. Ẩn trong cõi lặng là cái « động » nhân tình thế thái đằm sâu triết lí. Thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn là thơ của kí ức – hành động chứ không phải là kí ức dĩ vãng, trốn mình và trốn đời. Thơ Nguyễn Khoa Điềm đầy ắp triết lí. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những chi tiết cụ thể của đời sống Huế, con người Huế được khái quát lên thành triết lí sâu sắc. Nguyễn Khoa Điềm có khả năng nắm bắt cái thần của sự việc, hiện tượng để phát hiện ý nghĩa khách quan của cuộc sống và quy luật nội tại của tình cảm để lí giải nó bằng những hình tượng thơ sinh động.

5. Từ sau chiến tranh, nền văn học sử thi từng bước bị phân hóa. Thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng vận động, nhà thơ cũng từng bước thay đổi theo hướng từ tập trung miêu tả thế giới khách quan đến bổ sung sự chú ý vào những trải nghiệm lịch sử và trải nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, về cơ bản tư duy thơ của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ nói chung, Nguyễn Khoa Điềm nói riêng vẫn nằm trong một mạch nhất quán của cái tôi trữ tình công dân. Là người được đào tạo Ngữ văn để giảng dạy Ngữ văn, tôi cho rằng, những tác phẩm thơ của Nguyễn Khoa Điềm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông những năm gần đây như Đất Nước, Mẹ và quả sẽ không thể cũ, không thể lạc hậu trước thời gian. Đó cũng là nét đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ chống Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2]. Mai Bá Ấn (2009), Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Chuyên luận văn học, Nxb Hội Nhà văn.

[3]. Dương Kỳ Anh (2008), Cõi lặng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vàtôi,

Báo Tiền phong, số ra 10/8/2008.

[4]. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945- 1975. Nxb Khoa học xã hội.

[5]. Hoài Anh, Nguyễn Khoa Điềm với chủ đề thơ sóng đôi: Đất và khát vọng, Báo Văn nghệ, số tháng 4/2002.

[6]. Nguyễn Sỹ Đại (2008), Đọc tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm,

Báo Nhân dân, tháng 3/2008.

[7]. Trần Đăng (2006), Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “ Bây giờ gió gọi anh đi”, Báo Bình Định, 23/8/2006.

[8]. Nguyễn Khoa Điềm (1972), Đất ngoại ô, Nxb Giải phóng.

[9]. Nguyễn Khoa Điềm (1995), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Nxb Tác phẩm mới.

[10]. Nguyễn Khoa Điềm (2007), Cõi lặng, Nxb Văn học.

[11]. Nguyễn Khoa Điềm (1999), “ Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm”, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giào dục, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Khoa Điềm (2005), “ Đầu xuân với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm” (Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Trọng Tạo), Vietnam net, 9/2. [13]. Nguyễn Khoa Điềm (1977), “Mặt đường khát vọng”, tuyển tập trường

ca, Nxb Quân đội, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Khoa Điềm – “Đất Nước”(trả lời phỏng vấn), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[15]. Nguyễn Khoa Điềm (1988), “Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm”, Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[16]. Bùi Minh Đức (2007), Dấu ấn văn hoá Huế, Nxb Văn học.

[17]. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1998.

[18]. Đặng Huy Giang (2009), Một nhân cách thơ qua Cõi lặng,

HoinhavanVietNam.vn, 13/7/2009.

[19]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

[20]. Nguyễn Trọng Hoàn, Ngô Thị Bích Hường (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[21]. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội. [22]. Tôn Phương Lan, Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng,

Tạp chí Văn học, số 5/1976.

[23]. Lưu Thị Lập (2005), Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, Luận văn Thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[24]. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục Hà nội

[25]. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục.

[26]. M.B.Khrápchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[27]. Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1984.

[28]. Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[29]. Nhiều tác giả, Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. [30]. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, 1998.

[31]. Diệu Thị Lan Phương (2004), Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ (nhìn từ góc độ thể loại), Luận văn thạc sĩ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[33]. Chu Văn Sơn, Trữ tình triết luận một vẻ đẹp trong “ Đấtnước” của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, 2002.

[34]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục.

[35]. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỉ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[36]. Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt nam (1945 - 1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[37]. Thanh Thảo (2002), Nguyễn Khoa Điềm “ Miễn là dám bước qua giới hạn của mình”, Tạp chí Sông Hương, số 156 tháng 2/2002.

[38]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. [39]. Nguyễn Quang Thiều chủ biên (2000), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb

Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[40]. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. [41]. Đỗ Lai Thuý (2005), Phong cách học và phê bình văn học, Evăn, số

11/3/2005.

[42]. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Nxb Văn hóa Thông tin.

[43]. Trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt (2000), Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học.

[44]. Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, 1979. [45]. Hồ Sỹ Vịnh (1988), Văn hoá và văn học một hướng tiếp cận, Nxb Văn

học Viện Văn hoá.

[46]. Trần Đăng Xuyền, Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Nhà văn hiện thực và cá tính sáng tạo, Nxb Giáo dục, 2002.

Một phần của tài liệu đặc sắc thơ nguyễn khoa điềm (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)