Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm qua các tập thơ
Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng (trường ca), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng, chúng tôi nhận thấy đó không phải là thứ ngôn ngữ thật hoa mĩ, cầu kĩ nhưng lại được chắt lọc và mang nhiều hàm nghĩa sâu xa, ẩn tàng trong đó. Đó là một hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc văn hoá Huế truyền thống và chiều sâu thế giới tâm linh, nội cảm của con người.
Cái hồn Huế đã đi sâu vào trong bản chất con người Nguyễn Khoa Điềm và bật lên thành tiếng thơ. Chính bởi vậy mà những địa danh, trầm tích xứ Huế đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm tự nhiên đến bất ngờ. Những tên núi, tên sông, tên đường, tên phố... cứ như tự nguyện theo nhau mà gọi về, mà ở lại trong thơ. Tiếng gọi Huế tha thiết, cháy bỏng cất lên tự sâu thẳm trái tim nhà thơ:
Tự bao giờ... Huế của ta ơi Trời thu xanh thẳm mặt kỳ đài Cờ ta lên đỏ nền cung cấm Sông núi reo vang: Độc lập rồi!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một loạt những địa danh xuất hiện như một sự thôi thúc, giục giã xuống đường tranh đấu:
Anh em ơi Xuống đường!
Trần Hưng Đạo gối lên Phan Bội Châu Phan Bội Châu nối tay Huỳnh Thúc Kháng Qua cầu là Chi Lăng, Nguyễn Du
Vào Đại nội có Mai Thúc Loan, Đoàn Thị Điểm Như những câu thơ giàu liên tưởng
Giàu tình yêu
(Mặt đường khát vọng)
Cũng vẫn là hình ảnh cầu Trường Tiền quen thuộc trong lòng thành phố Huế nhưng khi đi vào thơ, nó như được khoác vào những dáng vẻ, ấn tượng mới nhờ vào cách tổ chức câu cú, cách liên tưởng, cách kết hợp ngôn từ độc đáo, khác lạ. Cũng từ những hình ảnh, câu chữ này, Nguyễn Khoa Điềm đưa ta miên man đi vào những trường liên tưởng phong phú, đa chiều, làm nảy sinh những ý nghĩa, cái nhìn mới từ một sự vật thông thường:
Và cầu Trường tiền Như một dấu nối Giữa đất đai - đất đai
Giữa con người – con người Giữa hôm nay - lịch sử Giữa anh – em
Tiếng địa phương vùng miền nào cũng có. Phương ngữ đó cũng còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và một vùng đất. Phương ngữ Huế không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Huế mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật, vào thơ ca với vẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mới lạ và độc đáo. Trong thơ Nguyễn khoa Điềm, những phương ngữ Huế xuất hiện như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế:
- Ôi thành phố yêu thương Ta xa người thế nớ
- Ta yêu người như rứa
Đưa người về cho ta...
- Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp, vêu vao mặt người.
Phương ngữ Huế khi nghe bằng lời có thể gây khó hiểu, có khi gây cười cho người nghe. Thế nhưng, vẫn những từ răng, chừ, rứa, ni, dị... khi được đi vào thi ca, thì nó lại mang một vẻ đẹp, một sức sống mới. Âm thanh phương ngữ Huế rất đậm đà cô đúc, như có ý thẹn thùng, hờn mát, thi vị, dễ thương.
Để sử dụng thành công những từ địa phương trong thơ là không hề dễ dàng bởi nếu dùng quá nhiều thì bài thơ sẽ nôm na, mất tính khái quát. Trong thơ của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng đúng chỗ, đúng “liều lượng” để không những thể hiện niềm tự hào về tiếng nói quê hương xứ sở mình mà còn vinh danh, khiến nó trở thành bất tử trong thơ.
Nguyễn Khoa Điềm dù trầm tĩnh bởi phong cách Huế kín đáo nhưng trước những đòi hỏi của hiện thực, đôi khi nhà thơ cũng thoát ra khỏi những từ ngữ khuôn mẫu, thanh tao để chiếm lĩnh hiện thực cần phản ánh: những lon đồ hộp, khẩu phần A,C, bẩn thỉu, trần truồng trước nhân loại, hoá chất, điện tử, phô- tông, thú tính, dâm ô thành lý tính, tim rung, phổi nám, thắt ruột té re... Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm đã chắt lọc trong ngọn nguồn văn hoá dân gian, văn hoá Huế trong nhiều hình thức nghệ thuật đặc sắc để có thể lẩy ra được những từ ngữ giàu ý nghĩa biểu cảm và hàm ẩn, đa nghĩa. Nói đúng hơn, Nguyễn Khoa Điềm đã nhào nặn ngôn ngữ bình dân trong những chiếc khuôn cú pháp lạ kiểu, trong những cách kết hợp ngôn từ nhiều bất ngờ, mới mẻ khiến cho thơ ông vừa mang vẻ đẹp truyền thống lại vừa có vẻ tân kì hấp dẫn gây ấn tượng nơi người đọc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
MỘT CHẤT GIỌNG TRỮ TÌNH SUY TƢỞNG, CHÍNH LUẬN VÀ TRIẾT LÝ MANG DẤU ẤN CÁ TÍNH
Thuộc thế hệ trí thức trẻ thuần khiết đầu tiên của nền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm là một người có trí tuệ sắc sảo, vốn tri thức sách vở phong phú, cùng với sự trải nghiệm qua thử thách chiến tranh và một hồn thơ nhiệt huyết lý tưởng. Chính vốn sống, vốn tri thức và trạng thái tinh thần của thời đại ấy đã thăng hoa và để lại ở ngôn ngữ sáng tạo của nhà thơ một chất giọng trữ tình suy tưởng, chính luận và triết lí vừa mang dấu ấn một thời vừa mang dấu ấn cá tính đặc sắc.
3.1.Chất giọng của thời đại và phong cách sáng tạo riêng 3.1.1.Phong cách và phong cách thời đại
Khái niệm phong cách nói chung và phong cách trong văn học nói riêng là một vấn đề phức tạp. Dù đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu nhưng khó có thể khẳng định rằng khái niệm phong cách đã được định hình một cách dứt khoát. Một mặt , còn rất nhiều vấn đề cần thảo luận, bàn bạc để đi đến thống nhất; mặt khác, ngay bản thân khái niệm phong cách cũng không phải là một yếu tố cố định, bất biến mà ngày càng được mở rộng nội hàm theo sự phát triển của nghành nghiên cứu văn học. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú đa dạng.
Ở phương Tây ngay từ thời cổ đại với đại biểu xuất sắc như Platon, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu và vận dụng. Bước sang thế kỉ XIX đặc biệt là thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Theo Khrápchencô, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách văn học. Các định nghĩa này “ thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng lớn, bao quát nhất”, đồng thời “ nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẻ” [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Buffon cho rằng: “ Phong cách chính là người” mỗi nhà văn thường có một tạng riêng.
Viện sỹ Likhatsep trong cuốn Thi pháp văn học Nga định nghĩa “
Phong cách là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định, là nguyên tắc thẩm mỹ để cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức”. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó, V.Đneprop lại cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Ông phát biểu: “ Phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật”.
Sau khi nêu và phân tích hàng loạt những nhận định khác nhau về phong cách, Khrápchencô đã đưa ra những luận điểm cơ bản, có tính chất xâu chuỗi vấn đề:
- Phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh nhận thức của nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn của nhà văn đối với thế giới.
- Cá tính sáng tạo của nhà văn liên quan chặt chẽ với người sử dụng những thủ pháp và những phương tiện khác nhau của sự thể hiện nghệ thuật cách nhìn nhận cuộc sống một cách hình tượng.
- Phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng – tình cảm, không thể đồng nhất với hình thức của tác phẩm. Ngoài các yếu tố hình thức, phong cách còn bao gồm cả những đặc điểm của sự thể hiện tư tưởng, đề tài, của sự khắc hoạ các nhân vật, những yếu tố âm điệu của tác phẩm nghệ thuật. Đặc trưng của phong cách không phải là bản thân những yếu tố riêng lẻ mà là sự kết hợp giữa chúng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Việt Nam, có thể tìm thấy những quan niệm, định nghĩa về phong cách trong các từ điển văn học, các chuyên luận và nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác.
Theo Từ điển tiếng Việt:
“Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách của một nhà văn, Phong cách văn học nghệ thuật” [43].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có định nghĩa:
Phong cách trong văn học là “những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó”.[1,41]. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến đặc trưng của phong cách như là “ chỉnh thể thẩm mỹ của hình thức có tính nội dung, là sự thống nhất hệ thống của những nguyên tắc thẩm mỹ chung và những thành tố hình thức hoặc mang tải phong cách”.
Sách Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc... Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất”[19 ]. Các tác giả nhấn mạnh: “Không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong Từ điển văn học (bộ mới), phong cách được hiểu là:
“Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học dân tộc nào đó [29 ].
Khi bàn về khái niệm phong cách, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử phân biệt hai cách hiểu: theo cách hiểu truyền thống thì phong cách là biểu hiện đặc trưng cho tính độc đáo của sáng tạo nghệ thuật, theo cách hiểu hiện đại thì phong cách là cấu trúc của hình thức. Đây cũng là quan điểm của Phan Ngọc:
“Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả”[28,34 ].
Phong cách thời đại là khái niệm dùng để chỉ một phong cách chung bao trùm lên mọi thể loại, mọi loại hình nghệ thuật của một thời đại.
Phong cách thời đại do tư tưởng, ý thức nghệ thuật của thời đại quy định. Phong cách thời đại có thể bao trùm lên nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ và có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Ví dụ, phong cách nghệ thuật thời Phục Hưng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: điêu khắc,âm nhạc, hội họa…
Muốn xác định được đâu là phong cách chung của một thời đại cần căn cứ vào quan điểm nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của một thời đại, rộng hơn là những quan niệm nghệ thuật về xã hội, con người,…,sự lặp lại về chủ đề, mô típ, cảm hứng sang tạo,cách xử lí chất liệu…
Mỗi thời đại có một đặc điểm riêng, in dấu rõ đặc trưng văn hóa xã hội tinh thần thời đại ấy. Văn học phản ánh tinh thần cơ bản nhất của thời đại, mang phong cách chung của thời đại, gắn liền với truyền thống văn chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của mỗi nền văn học. Văn học Trung đại nồng nàn lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Đó là sự kết tinh ý chí của cả thời đại ấy. Hoặc trong văn học hiện đại, chúng ta dễ nhận ra phong cách chung của thơ chống Pháp, nó thể hiện sự gắn bó với cuộc sống kháng chiến và niềm vui của đời sống kháng chiến.
Đến thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ, toàn bộ tinh thần thời đại là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tính trữ tình – sử thi là phong cách nổi bật của thơ chống Mỹ. Dường như mỗi nhà thơ thời kì này đều thể hiện tính thời đại ấy. Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu… là những phong cách cá nhân tiêu biểu làm nên phong cách thời đại mình.