Theo từ điển tiếng Việt, văn hoá là: “ tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Theo Unesco:
“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sự vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”[38, tr.24]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chính từ đặc trưng văn hoá, các thuộc tính của văn hoá, văn học, có thể xem xét mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau như thế nào. Văn học là một bộ phận của văn hoá, nằm trong văn hoá, vì thế chịu sự chi phối của văn hoá. Những nhân tố như: ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật... đều là điều kiện quan trọng trong môi trường nảy sinh, hình thành những tác phẩm văn học.
Văn học với tư cách là một bộ phận của tổng thể văn hoá, một yếu tố của hệ thống văn hoá thì không thể tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hoá như là những hệ thống đồng đẳng với nhau. Điều này đúng như M.Bakhtin nhận định:
“Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hoá; và chỉ có hệ thống văn hoá mới quan hệ trực tiếp với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Không thể tách rời hệ thống văn học ra khỏi hệ thống văn hoá và “vượt mặt văn hoá” liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội. Những nhân tố ấy tác động trực tiếp đến văn hoá trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà ảnh hưởng đến văn học”.
Thực ra, bất kỳ một công trình nghiên cứu văn học nào cũng đều ít nhiều, xa gần viện dẫn tri thức văn hoá hoặc đề cập đến những vấn đề văn hoá trong việc bình luận, giải thích tác phẩm. Ở Việt Nam, nghiên cứu, phê bình văn học từ văn hoá cũng đã xuất hiện từ lâu, thậm chí từ thời trung đại khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ, Tân thanh đáo để vị thuỳ thương. Rồi sau đó Truyện Kiều được Trần Trọng Kim nghiên cứu từ quan điểm Phật giáo, Thơ Mới được Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam phần Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời đại thi ca khảo sát từ luồng gió mới của văn hoá phương Tây... Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu trên chỉ vận dụng một số kiến thức văn hoá mà họ cho là cần thiết để đọc văn học chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất lý thuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hoá.
Gần đây, nhờ Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hoá, người ta bắt đầu nhận thức được văn hoá là động lực phát triển, thì nghiên cứu, phê bình văn học từ văn hoá càng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi bộ môn văn hoá học và nhân học văn hoá xuất hiện ở Việt Nam thì văn hoá bắt đầu được coi như một nhân tố chi phối văn học. Năm 1995, Trần Đình Hượu trong Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo và đã chỉ ra được đặc điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn. Ông cũng nêu ra những hình mẫu nhà Nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử) – tác giả của thứ văn học Nho giáo này, như là một giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được Trần Ngọc Vương trong Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam cụ thể hoá bằng một cái nhìn loại hình học. Đỗ Lai Thuý trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã lí giải những biểu tượng lấp lửng hai mặt trong thơ bà bằng tín ngưỡng phồn thực, còn Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá thì cho rằng nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hoá trung đại để tránh hiện đại hoá văn học dân tộc. Nhưng, có lẽ, Phan Ngọc là người có ý thức trong hướng nghiên cứu này hơn cả. Là một nhà văn hoá học, ông đã sớm lấy yếu tố văn hoá xã hội để Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, rồi lại thử giải thích văn học bằng ngôn ngữ. Và khi một số công trình của M.Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đôxtoiephi (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, 2003); Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, Nxb Hội nhà văn, 2003) được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng thuyết phục, được các nhà nghiên cứu quan tâm và sử dụng, đồng thời đối tượng nghiên cứu cũng phong phú thêm lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hoá học là vận dụng những tri thức về văn hoá để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Một cách tổng quát, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hoá ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hoá trong đó tác phẩm văn học ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các phươngg diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực... từng tồn tại trong một không gian văn hoá xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, môtip, hình tượng, cảm xúc, ngôn ngữ... Phương pháp này tuy có tính chất tổng hợp, trung gian giữa những phương pháp đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng. Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hiện tượng nghệ thuật tìm ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian.
Điểm khác biệt của các tiếp cận văn hoá học so với thi pháp học là ở chỗ, tiếp cận văn hoá học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hoá của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm ra nguồn gốc các dạng thức quan niệm về con người - thời gian – không gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hoá học thực chất là tiếp cận liên nghành.
Trong đời sống văn học những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều những công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá. Điều này, phần nào mang yếu tố tự nhiên, vì suy cho cùng, văn học chính là một bộ phận chủ yếu của văn hoá. Văn học của bất kì một dân tộc nào cũng mang hồn vía của dân tộc ấy. Tuy nhiên, làm cho “tư liệu văn hoá”trong thơ sáng bừng lên giá trị thẩm mĩ mang tính lay động cao không phải nhà thơ nào cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành công, chưa kể đến việc những vốn liếng văn hoá ấy phải được đan quyện vào và chung sống cùng hiện thực thời đại. Trong thơ ca Việt nam có không ít tác giả đã sử dụng vốn văn hoá làm nền tảng sáng tạo nhằm làm mới vốn cổ mà ai cũng biết rằng rất quý. Nhưng sử dụng vốn văn hoá cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống để tạo nên gương mặt thơ riêng không phải ai cũng đạt được thành công như Nguyễn Khoa Điềm.
Lịch sử hình thành văn hoá Huế đi song song với lịch sử “ chín Chúa mười ba Vua” kéo dài từ năm 1558 đến năm 1945 của triều Nguyễn. Suốt 387 năm để hình thành một nền văn hoá cung đình triều Nguyễn, kết hợp với văn hoá dân gian mà tạo thành văn hoá Huế. Bản sắc của nền văn hoá Huế mang đậm nét văn hoá cung đình và văn hoá đại chúng bình dân Việt Nam.
Tiền thân của Huế là Thuận Hoá – Phú Xuân. “Huế” là cách đọc trại ra từ chữ “Hoá”. Tuy thành Phú Xuân được xây dựng từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa mới lên nối ngôi năm 1738, nhưng hơn một nửa thế kỉ loạn lạc, thay ngôi đổi chủ liên miên, văn hoá chưa có điều kiện định hình. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiến thắng Tây Sơn lên làm vua lấy hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Giai đoạn này chính là thời kì Huế được xây dựng thành một kinh đô bề thế với nhiều công trình kiến trúc tráng lệ, mang tính dân tộc và nghệ thuật cao. Gần 150 năm trị vì với 13 đời vua của triều Nguyễn, Huế trở thành đất “ thần kinh văn vật” trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình.
Là một vùng văn hoá mang đậm sắc thái truyền thống của Việt Nam, Huế ẩn chứa trong lòng mình những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện sinh động một thời phát triển của vùng đất kinh kì, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của cả nước. Văn hoá Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mĩ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như đã nói ở trên, mảnh đất Thuận Hoá – Phú Xuân - Huế có bề dày truyền thống văn hoá. Và văn học là một bình diện hiển minh của văn hoá đã để lại những trang đời, trang thơ lấp lánh lời giải đáp về những vấn đề nhân sinh, thế sự của chính con người và vùng đất này. Trong dòng chảy văn hoá ấy, văn học - đặc biệt là thi ca – có vai trò quan trọng trong việc phản chiếu thời đại và con người một cách cụ thể thông qua lăng kính chủ quan của tác giả, tạo ra một thế giới hiện thực – tinh thần cụ thể, độc đáo có thể nối liền quá khứ với hiện tại và hiện tại với tương lai.
Cố đô Huế nói riêng và dải đất miền Trung văn hiến, hữu tình là nơi tạo nôi ru lớn bao hồn thơ dân tộc. Mảnh đất ấy trở thành trung tâm văn hoá lớn của đất nước, nơi đau đáu một nỗi niềm “ nhớ nước đau lòng” của bà Huyện Thanh Quan, nơi Nguyễn Du ươm những vần thơ trĩu nặng tâm tư - Truyện Kiều, nơi đã sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại mang tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh..., và ở thế kỉ XX đã sinh thành, quy tụ những ngôi sao văn hoá sáng chói: Hải Triều, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư... và đặc biệt là Tố Hữu – lá cờ đầu của nền thơ Cách mạng. Mảnh đất miền Trung, bên dưới lớp sỏi đá khô cằn là mạch nước nguồn trong mát nuôi dưỡng bao thế hệ sáng tác trong suốt cả thời kì lịch sử dài
Nguyễn Khoa Điềm may mắn được sinh ra và lớn lên trên miền đất ấy . Chính cái chất Huế thâm trầm, cái tâm hồn Huế tha thiết, mộng mơ, giàu màu sắc đã tạo nên hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà sâu lắng, hài hoà trí tuệ và cảm xúc. Thành phố Huế cổ kính nằm bên dòng Hương giang đã gắn bó với Nguyễn Khoa Điềm bao kỉ niệm ấu thơ, và trong những năm tháng hoạt động chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên - Huế, đã trở thành nguồn cung cấp cho Nguyễn Khoa Điềm những cảm hứng và chất liệu thi ca. Huế đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm từ ngoại ô nghèo đến đại lộ uy nghi cổ kính, từ dòng Hương giang đến những con đường rợp bóng phượng vĩ. Huế là mệ, là chị, là em, là bạn bè đồng chí trong những đêm không ngủ, những ngày xuống đường. Đó là chất trữ tình dịu nhẹ, kín đáo mà sâu lắng như những lời tâm tình thủ thỉ ngọt ngào đậm màu sắc truyền thống và văn hoá Huế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 04 năm 1943 tại thôn Ưu Điềm xã Phong Hoà huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế trong một gia đình “ danh gia vọng tộc” có truyền thống yêu nước và hiếu học. Dòng họ Nguyễn Khoa vốn có gốc gác ở Hải Dương, đến đời Nguyễn Khoa Đăng thì chuyển vào Huế. Nguyễn Khoa Đăng là một ông quan nội tán có tài yên dân, được dân gian truyền tụng và ông cũng chính là ông tổ của dòng họ Nguyễn Khoa ở đất kinh kì mà Nguyễn Khoa Điềm là hậu duệ đời thứ tư. Cụ nội Nguyễn Khoa Điềm từng làm chức quan bố chánh, sau theo phong trào Cần Vương rồi từ quan về nhà. Ông nội Nguyễn Khoa Điềm là một nhà Nho có tinh thần yêu nước, từng được bầu vào Viện dân biểu Trung kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trưởng. Bà nội Nguyễn Khoa Điềm là nữ sĩ Đạm Phương, cháu nội vua Minh Mạng. Là người hoàng tộc nhưng bà có tinh thần yêu nước tiến bộ, là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo bênh vực quyền lợi của phụ nữ và trẻ em lúc bấy giờ. Cha Nguyễn Khoa Điềm là Nguyễn Khoa Văn, tức Hải Triều, một chiến sĩ cách mạng, một nhà lí luận văn hoá Mác xít xuất sắc đã chiến đấu và hi sinh cho cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Cống hiến lớn nhất của Hải Triều trên lĩnh vực lí luận văn học và triết học qua hai cuộc tranh luận nổi tiếng Duy tâm hay duy vật và Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh trong suốt thập kỉ ba mươi của thế kỉ XX - một thập kỉ có ý nghĩa bản lề của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh này, Hải Triều đã có công truyền bá tư tưởng và quan điểm Mác xít trên báo chí công khai, một tên tuổi sáng chói trên văn đàn Việt Nam những năm ba mươi.
Được sinh ra trong một gia đình văn hoá giàu lòng yêu nước, Nguyễn Khoa Điềm không thể không thừa hưởng những phẩm chất ưu việt của dòng họ ở cả tinh thần yêu nước, cách mạng và truyền thống văn hoá. Nhưng đây chưa phải là những yếu tố quyết định làm nên tài năng và thành công. Chính sự trải nghiệm cuộc sống ở chiến trường, sự chia xẻ với nhân dân những gian nan vất vả, đau thương mất mát mở ra một hiện thực phong phú trước mắt người làm thơ. Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm đã không bắt đầu từ