Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty, em nhận thấy rằng kế toán bán hàng của Công ty đã được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định, chế độ của Bộ Tài chính, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Chính vì vậy trong quá trình bán hàng đã được phản ánh đầy đủ và chính xác. Công ty cần phát huy những kết quả đã đạt được.
Tuy nhiên, ngoài những mặt kết quả đó, trong tổ chức kế toán của Công ty vẫn còn một số điểm hạn chế và tồn tại nhất định cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán.
Thứ nhất, về tài khoản kế toán sử dụng
Đối với TK5111: “ Doanh thu bán hàng hóa” Công ty chưa mở tài khoản chi tiết cho từng nhóm hàng mà mà tất cả đều được theo dõi trên TK5111. Trong khi đó mặt hàng kinh doanh của Công ty gồm sáu nhóm mặt hàng chính là cao su thiên nhiên SVR 5; cao su thiên nhiên SVR 10; cao su thiên nhiên SVR 20; cao su thiên nhiên
Latex; cao su thiên nhiên RSS và cao su thiên nhiên SVR 3L. Việc theo dõi chung trên một tài khoản như vậy sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc theo dõi doanh thu bán hàng chi tiết của từng mặt hàng này.
Thứ hai, về phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được in ra từ phần mềm kế toán của Công ty, thông tin ghi trên phiếu xuất kho ghi giá bán, có dòng thuế và tổng giá thanh toán. Bút toán định khoản trên phiếu xuất kho chưa ghi đúng theo quy định ghi Nợ 632 Có TK 156: theo giávốn, trên mẫu phiếu xuất kho lại ghi nhận bút toán doanh thu là chưa hợp lý. Giải thích về vấn đề này, công ty cho biết, khi bán hàng thì phiếu xuất kho sẽ phản ánh giá bán của hàng hóa cho khách hàng theo đúng giá ghi trên hóa đơn GTGT. Còn giá vốn hàng bán (TK 632) lại được theo dõi tại kế toán hàng tồn kho. Tức là tại Công ty có 2 loại phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho nội bộ để kẹp vào chứng từ sổ sách kế toán của Công ty thì ghi giá vốn đồng thời ghi nhận các nghiệp vụ sau: Nợ TK632/ CóTK 156: Giá vốn. Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng hóa: Nợ TK131/ Có TK33311, Có TK5111. Còn phiếu xuất kho giao cho khách hàng thì đơn giá trên phiếu xuất kho sẽ là giá bán.
Thứ ba, Về các khoản công nợ phải thu khách hàng
Công ty áp dụng hình thức bán hàng thanh toán chậm cho khách hàng mà chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro như trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Khách hàng thanh toán quá chậm sẽ làm giảm khả năng quay vòng vốn của Công ty.
Công ty chưa có chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn. Điều đó dẫn đến tình trạng số tiền phải thu trong năm còn khá lớn vì vậy cần phải có biện pháp để giảm nợ phải thu trong kỳ.
Thứ tư, về công tác quản lý bán hàng
Bộ phận bán hàng chưa đẩy mạnh tiến hành xúc tiến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ năm, công tác quản lý kho hàng hóa
Trong quá trình theo dõi và quản lý hàng hóa trong kho thực tế và kho trên sổ kế toán thì vẫn xảy ra một số bất cập. Vì để tiện theo dõi và quản lý hàng hóa trong kho trên sổ thì công ty đã mã hóa hàng hóa .Tuy nhiên trong quá trình sử dụng mã hóa còn xảy ra sự trùng lặp và sai mã,hoặc nhầm mã hàng.