Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần cao su miền Trung

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng cao su tại công ty cổ phần cao su miền Trung (Trang 25 - 29)

a. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Cao su Miền Trung là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tàì chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của Đại hội đồng cổ đông và pháp luật.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su MiềnTrung

- Tên giao dịch:MIDLAND RUBBER JOINT STOCK COMPANY.

- Loại hìnhdoanhnghiệp:Công ty cổ phần.

- Địa chỉ: Số 18/23, ngõ 82, Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận

Đống Đa – Hà Nội

- Giám đốc: Tống Hưng Hải

- Số điện thoại:04 6292 8096

- Email:i n f o @midla n dru bb e r . c o m

- Websitte: www.midlandru bbe r.c om

- Vốn điều lệ công ty:9800000000VNĐ (chín tỷ tám trăm triệu đồng).

- Mã số thuế: 0102524475

Công ty cổ phần Cao su Miền Trung được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số 0103020742 ngày 19/11/2007 và đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4 với mã số doanh nghiệp là 0102524475 ngày 01/09/2011 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Qua gần 5 năm đi vào sản xuất kinh doanh và phát triển, công ty cổ phần cao su miền Trung đã cho ra đời nhiều sản phẩm mang tính xã hội hóa cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo được uy tín cho thương hiệu cũng như đá pứng quy trình ISO trong sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều bằng khen của Nhà nước như: Chứng chỉ ISO 9001: 2008 doViện Tiêu Chuẩn Anh– BSI cấp ngày 21/09/2010.

Trong những năm tiếp theo, với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty vẫn sẽ không ngừng phát triển và vươn xa hơn nữa, tiếp tục khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

b. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Tiếp tục khai thác và trồng mới các diện tích cao su tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ theo kế hoạch đã đề ra trong kế hoạch phát triển ngắn hạn.

Tập trung nguồn lực để xây dựng nguồn nguyên liệuvà xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Sản suất đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm, trong đó, sản phẩm mũi nhọn là SVR 3L, SVR 20, Latex, HA, LA, được khách hàng ưa chuộng nhất.

Công ty là một trong những đơn vị hàng đầu về cung cấp các sản phẩm cao su thiên nhiên ra thị trường với các sản phẩm chính:

- Cao su thiên nhiên SVR 5.

- Cao su thiên nhiên SVR 10.

- Cao su thiên nhiên SVR 20.

- Cao su thiên nhiên Latex.

- Cao su thiên nhiên RSS.

- Cao su thiên nhiên SVR 3L.

c. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Sản xuất và cung ứng sản phẩm cao su nguyên liệu tự nhiên là lĩnh vực có nhiều thế mạnh của Công ty, với một hệ thống các trạm thu mua nguyên liệu rộng khắp từ khu vực miền Trung vào đến các tỉnh phía Nam, hiện nay Công ty đang tiếp tục triển khai hệ thống các nhà máy sản xuất vệ tinh, liên doanh liên kết với các đơn vị cao su trong ngành nhằm phát huy tối đa tính linh hoạt và thế mạnh của từng khu vực, vùng có diện tích cao su không tập trung.

Ngoài thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây Công ty đang từng bước thiếp lập và cung ứng cao su nguyên liệu có chất lượng và giá thành tốt nhất cho các doanh nghiệptrong nước góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

d.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:

Ban lãnh đạo công ty: Gồm một Giám đốc công ty và một Phó giám đốc.

Giám đốc công ty: là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Đồng thời giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty trước Nhà nước, trước tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc công ty: Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Các phòng ban chức năng của công ty: chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo thông

qua các trưởng phòng, bao gồm: Phòng kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính - kế toán, Bộ phận kho.

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Phụ lục sơ đồ 2.1)

2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nghiệp thương mại

a. Nhân tố vĩ mô

Để thống nhất quản lý và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, Bộ tài chính đã ban hành và công bố 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và hàng loạt các thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó.

Chuẩn mưc kế toán là một hành lang pháp lý quy đinh doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán của mình đúng luật. Có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán Việt Nam là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng của các doanh nghiệp thương mại. Đây chính là căn cứ giúp kế toán tổ chức công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp mình đúng quy định của pháp luật.

Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán bán hàng. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ sách, tài khoản, BCTC,.. Nó là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng hệ thống kế toán phù hợp cho mình bao gồm tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, sổ kế toán và báo cáo tài chính sao cho khoa học và hợp lý nhất, tạo điều kiện cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cập nhât chính xác, nhanh chóng và kịp

thời. Việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp theo quyết định nào thì phải tuân thủ những quy định theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán theo quyết định đó.

Mặt khác sự thống nhất giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán cũng có ảnh hưởng rất lớn tới công tác kế toán bán hàng của các doanh nghiệp. Nếu giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho việc xử lý, hạch toán kế toán trở nên khó khăn và dẫn tới những sai lầm trọng yếu, ảnh hưởng tới kết quả, thông tin kế toán cung cấp sẽ không chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu và hiểu rõ các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp mình để có những biện pháp, chính sách cụ thể.

b. Nhân tố vi mô

Ngoài các nhân tố vĩ mô thì các nhân tố vi mô cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức công tác kế toán bán hàng của các doanh nghiệp. Việc phân tích rõ các nhân tố vi mô có ảnh hưởng sẽ giúp cho việc phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán được rõ nét hơn. Ảnh hưởng đến kế toán bán hàng tại công ty bao gồm các nhân tố vi mô đó là: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán , hình thức kế toán áp dụng, số lượng và trình độ của kế toán viên, trang thiết bị hỗ trợ cho kế toán. Sự ảnh hưởng này gồm:

Bộ máy kế toán: Nếu doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý, không có sự chồng chéo phù hợp với quy mô của quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty thì sẽ giúp cho nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ kế toán bán hàng nói riêng được diễn ra một cách suôn sẻ, linh hoạt, tiết kiệm được thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu tổ chức bộ máy kế toán quá gọn nhẹ sẽ làm tăng áp lực trong công việc của nhân viên dẫn đến hiệu quả công việc cũng sẽ giảm.

Hình thức kế toán: Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp. Nếu có sự lựa chọn phù hợp thì sẽ làm giảm bớt các công việc kế toán không cần thiết, tránh được sự trùng lặp dẫn tới sai sót, nhầm lẫn trong hạch toán và khi đó thông tin được cung cấp sẽ không chính xác khiến cho các nhà quản trị doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định hướng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Trình độ và số lượng kế toán viên: Nếu nhân viên kế toán đều có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán thì công việc kế toán sẽ đạt được hiệu quả cao. Đồng thời kế toán phải cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin liên quan đến công tác tổ chức kế toán, từ đó có những tiếp thu kịp thời để thay đổi phù hợp với yêu cầu pháp luật của nhà nước cũng như phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do vậy, công tác kế toán mới đảm bảo được yêu cầu của việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán phục vụ tốt yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của công ty.

Mặt khác nếu công việc liên quan đến kế toán bán hàng nhiều (có nhiệm vụ thực hiện quản lý theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bán hàng và tình hình công nợ của từng khách hàng), vì vậy số lượng kế toán phải đủ và chức năng, nhiệm vụ của mỗi kế toán viên được giao theo đúng khả năng chuyên môn của mình để đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất..

Trang thiết bị: Với tình hình kinh tế hiện nay và thời buổi công nghệ thông tin thì việc áp dụng các phần mềm kế toán vào các doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian, chi phí, tạo sự nhanh gọn và chính xác kịp thời, công việc bảo quản sổ sách sẽ đơn giản hơn và thuận tiện cho việc cơ giới hóa cũng như phân công lao động kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng cao su tại công ty cổ phần cao su miền Trung (Trang 25 - 29)