Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 41 - 42)

NHNN cần tăng cường biện pháp quản lý tín dụng của các Ngân hàng, TCTD như: bổ sung các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ, qui trình tín dụng. Nâng cao hiệu lực công tác thanh toán ngân hàng để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, nhưng NHNN cần nhận thông tin chọn lọc và cung cấp một cách kịp thời, chính xác các nguồn tin trong nước, thế giới, sự biến đổi tình hình chính trị, kinh tế xã hội... để các TCTD có căn cứ và giải pháp tích cực trong hoạt động nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêng.

NHNN cần sớm hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng: Đây là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra trong quan hệ tín dụng. NHNN và Bộ Tài chính cần nghiên cứu và sớm cho ra đời hình thức bảo hiểm tín dụng riêng, chuyên lo cho việc bảo hiểm trong đầu tư tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan của mình. Việc làm này vừa tăng thêm khả năng phòng thủ khi có tổn thất xảy ra, vừa tăng tiềm lực vốn cho nền kinh tế.

Trong quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng các ngân hàng gặp không ít khó khăn, khó khăn nhất là qui trình xử lý nghiệp vụ không thuận lợi cho việc thiết kế giao dịch tự động và không phù hợp với yêu cầu giao dịch một cửa. Nguyên nhân chính xuất phát từ đặc điểm các qui trình nghiệp vụ hiện nay được xây dựng dựa trên các qui trình xử lý bằng tay, mang nặng tính giấy tờ, trong khi các văn bản hiện hành mang nặng tính quản lý, chưa mang tính dịch vụ. Chính vì vậy NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp luật để các ngân hàng có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w