Tuân thủ quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật khác có liên quan và các quy định nội bộ của các Ngân hàng.
Hai ngân hàng đều là các ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, là những tổ chức tín dụng uy tín do vậy trong hoạt động tín dụng của mình những ngân hàng này đều phải tuân thủ phạm vi điều chỉnh của những điều luật cần thiết. Đó là Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 và Quyết định số 738/2005/QĐ-NHNN/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc sửa đỏi , bổ sung một số Điều của quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627 nói trên, cùng chỉ thị, văn bản hướng dẫn khác của NHNN liên quan chính sách, quy chế tín dụng.
Ngoài ra trong hoạt động tín dụng của mình các ngân hàng còn phải thực hiện những chính sách tín dụng phù hợp với pháp luật Việt Nam mà ở đây là quy định của NHNN về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được quy định trong quyết định 493/ /2005/QĐ-NHNN và thông tư số 13/2010/TT-NHNN.nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của mình cũng như hệ thống NHTM Việt Nam.
Theo những quyết định này thì việc cho vay tín dụng phải thỏa mãn một số nguyên tắc:
Về giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với 1 khách hàng:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các TCTD cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam.
Các hợp đồng, giao dịch với các đối tượng nêu tại này có giá trị lớn hơn 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ của Ngân hàng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận theo tỷ lệ biểu quyết.
Các hợp đồng, giao dịch có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ của Ngân hàng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Tổng giám đốc Ngân hàng gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh Ngân hàng dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đòng cổ đông đã được quy định.
- Về thẩm định tín dụng:
- Giải ngân tín dụng:
- Về tài sản đảm bảo tiền vay”
- Về phương thức cho vay:
- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay:
Phải đảm bảo duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
- Ban hành quy định về chính sách tín dụng và quy chế cho vay khách hàng:
Cả hai ngân hàng đều tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác.
Khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công trình đo thị cũng đều có giới hạn về mức dư nợ nhất định về khoản đầu tư.
Trong những năm qua hai ngân hàng đã có bước chuyển biến quan trọng trong nỗ lực phát triển mạnh mẽ ngân hàng bán lẻ, đó là việc áp dụng mô hình bán lẻ mới, cải tiến cấu trúc tổ chức cho phù hợp với việc vận hành, quản lý và phát triển hoạt động bán lẻ. Nhờ đó, dịch vụ ngân hàng cá nhân của cả hai đã đạt
được những kết quả khá ấn tượng trong nhiều lĩnh vực từ huy động vốn đến tín dụng cá nhân cũng như hoạt động phát hành và thanh toán thẻ và các dịch vụ khác.
Về lãi suất tín dụng, cả hai ngân hàng đều có những lãi suất cạnh tranh trong chính sách tín dụng của mình. Tùy theo loại khách hàng mà khi cho vay, ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau và những ưu đãi khác nhau. Trong lý thuyết, lãi suất dài hạn thường cao, lớn hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế vừa qua, lãi suất huy động đầu vào ở ngắn hạn lại cao hơn so với dài hạn. Đây là hiện tượng không mấy là lạ trên thị trường ngân hàng, việc này giúp cho ngân hàng huy động tốt hơn từ người dân khi mà khách hàng lo ngại về tình hình kinh tế (lạm phát, tỷ giá, lãi suất) chủ yếu là gửi ngắn hạn. Đó được coi là sự nhạy cảm về thị trường của giới ngân hàng trong kinh doanh. Tuy là như vậy nhưng vẫn phải đảm bảo lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng nhà nước, và hai ngân hàng này đã làm đúng theo quy định của pháp luật nhà nước quy định về lãi suất cho vay.
Về cơ chế giám sát tín dụng, ở cả 2 ngân hàng đều áp dụng đến từng cơ sở kinh doanh của mình. Mỗi cơ sở sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát tín dụng đối với từng khoản vay theo từng khách hàng vay vốn. Trách nhiệm này thuộc trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cơ sở kinh doanh nơi khách hàng trực tiếp vay vốn. Phòng kiểm tra kiểm soát sẽ có trách nhiệm kiểm tra phần này.