Nguyên nhân từ bên ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 32 - 34)

Khủng hoảng kinh tế thế giới, kết hợp với những biến động quá nhanh và không dự đoán được của nền kinh tế nước nhà (đặc biệt là lạm phát tăng mạnh và tỷ giá biến động mạnh) đã gây tổn thất cho khách hàng vay vốn ngân hàng, và qua đó gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng trong 3

năm 2010 – 2012. Đây là một tác động chung cho cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì 2 ngân hàng ta đang xét. Tuy nhiên với quy mô rộng lớn, và khả năng mở rộng của mình mà Vietcombank có thể sẽ thích nghi tốt hơn. Điều này giống như người khổng lồ sẽ đứng vững hơn khi gặp những cơn bão lớn, tuy nhiên cần phải có một cái nhìn khác về vấn đề này, “to xác” hơn chưa hẳn đã là khỏe hơn, và nhanh nhẹn hơn, ngoài ra Ngân hàng lớn đồng nghĩa với việc quản trị sẽ khó hơn những ngân hàng nhỏ nên ở đây chúng ta mới dừng lại ở 2 chữ “có thể”. Và chúng ta cần phải nhắc đến sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ngân hàng nữa, Chính phủ thường ưu tiên hơn những đứa con của mình, và Vietcombank là một ngân hàng nhà nước, do vậy ngân hàng này có thể tự tin hơn trong những hoạt động của mình.

Môi trường pháp lý có những thay đổi, các điều luật được ban hành nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra 1 cách an toàn. Nổi bật trong thời gian đó là Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Theo đó Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng tăng lên 9%, dẫn đến việc các ngân hàng phải thu hẹp tín dụng cung ứng lại để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và theo quy định của pháp luật. Quyết định 493/ /2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, cũng giúp cho hệ thống hoạt động được an toàn hơn nhưng nó lại hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Và ngoài ra ở một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng còn quy định về việc: Trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền sử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM khó có thể làm được điều này, vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý và chuyển tài sản đó thành tiền dẫn đến tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp và nợ xấu lại tăng lên. Ở 2 ngân hàng này ta thấy vietcombank là ngân hàng cổ phần nhà nước, việc cho vay bảo

đảm có rằng buộc ít hơn đối với các khoản vay, chính điều này đã gây lên tình trạng nợ lần khó chả của các khách hàng khi đi vay.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát quá chặt chẽ tình trạng cho vay và huy động của NHNN đối với các NHTM cũng gây cản trở lớn đến hoạt động tín dụng. Lạm phát tăng cao gây sức ép lên lãi suất tăng, nhưng NHNN lại quy định mức trần lãi suất huy động, khiến cho các NHTM trao đảo trong việc huy động vốn. Lãi xuất thì thấp, khách hàng không muốn gửi tiền, mà sẽ chuyển sang những kênh đầu tư mới như vàng, ngoại tệ khiến cho thanh khoản của ngân hàng trở nên bị áp lực. Áp lực này lại được ngân hàng áp lên các khách hàng đi vay làm cho nợ tăng đáng kể. Ngoài ra, lãi suất cao lên làm cho các doanh nghiệp không muốn vay, và khó trả nợ cũng gây áp lực lên các khoản nợ của ngân hàng, làm tăng nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w