Nguyên nhân từ bên trong

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 34 - 37)

- Từ phía khách hàng là tổ chức:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ vào bảng cho vay tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của 2 ngân hàng ta thấy: Đối tượng cho vay của Vietcombank chủ yếu là tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước (năm 2011 chiếm gần 40% tổng dư nợ) còn eximbank chủ yếu tập trung vào cho vay cá nhân và cho vay các công ty TNHH tư nhân. Trong khi đó năm 2011, do chịu ảnh hưởng về các điều kiện phát triển kinh tế, các doanh nghiệp hầu hết rơi vào tình trạng khó khăn. Trong đó đặc biệt kém ở những doanh nghiệp nhà nước, các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước thường rất lớn, trong khi đó việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp này thực sự là 1 bất cập. Sử dụng vốn vay cho đầu tư ngoài ngành, nhất là trong đầu tư bất động sản và chứng khoán. Trong khi đó hai kênh đầu tư này lại tỏ ra kém hiệu quả trong việc tạo lợi nhuận kinh doanh. Nhưng cũng không thể trách các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ của các Ngân hàng được mà cũng phải lật ngược lại,

điều này cho thấy việc quản lý các khoản vay của ngân hàng là kém. Nhưng điều này cũng khó tránh khỏi khi Vietcombank là ngân hàng cổ phần nhà nước, do đó trong việc cho vay vốn ngân hàng này khó có thể tự chủ được mà chịu sự điều hành từ Nhà nước.

Hoạt động kinh doanh không được quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô thì to nhưng tư duy quản lý thì chưa đạt trình độ dẫn đến kinh doanh bị phá sản trên những dự án đáng lẽ có nhiều khả năng thành công trên thực tế. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua đều mắc phải điều này, nhưng cũng do một phần là từ nền kinh tế khó khăn nên mắc phải. Trong đó thì doanh nghiệp nhà nước là đáng nhắc tới vì khả năng hoạt động kinh doanh tương đối kém hiệu quả trong các năm qua. Liên tục thua lỗ, khả năng kinh doanh kém, độc quyền nhà nước khiến cho các doanh nghiệp này ỷ lại và ít có những ý tưởng mới trong cải cách tư duy và quản lý.

Việc minh bạch trong công bố thông tin về doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính chưa được tuân thủ và trung thực. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư mà đặc biệt là các ngân hàng khi cho vay. Nhiều doanh nghiệp vì muốn có được vốn vay của ngân hàng mà làm đẹp báo cáo tài chính của mình, khi đem sử dụng không hiệu quả và dẫn đến vỡ nợ. Đây cũng là nguyên nhân mà ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản bảo đảm khi đem cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng gây ra.

Doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của khách hàng là rất quan trong và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khách hàng. Cả 2 ngân hàng đều là những ngân hàng lâu lăm, cán bộ tín dụng cũng có thể coi là nhiều kinh nghiệm nên về phần này cũng không có gì ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của 2 ngân hàng.

Đối với khách hàng cá nhân:

Nhìn vào bảng Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của 2 ngân hàng ta thấy khách hàng cá nhân của Eximbank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, còn đối với Vietcombank thì tỷ lệ này không nhiều (dưới 10%). Chính điều này cũng tạo nên sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của 2 ngân hàng. Trong 3 năm, từ năm 2010 đến nay, kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của các cá nhân gặp nhiều khó khăn, nguồn trả nợ chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn, và ngoài ra hoạt động đầu tư của các khách hàng cá nhân cũng chưa được đúng hướng. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi và nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên ở mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những chiến lược đối với khách hàng có những cái khác biệt.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w