CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn mỹ khê – đức long tại phường phước mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà nẵng (Trang 65 - 68)

II- Ống nước thải ra I Ống thoát khí

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án 5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, chủ đầu tư sẽ thành lập ban quản lý Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long nhằm quản lý toàn bộ hoạt động thi công xây dựng từ khu nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu đến quản lý chất lượng công trình; đảm bảo các tiêu chuẩn và các thể chế về môi trường được tuân thủ; giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà thầu xây dựng. Nhiệm vụ giám sát, báo cáo cụ thể như sau:

- Giám sát và báo cáo việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề xuất cho giai đoạn thi công xây dựng Dự án.

- Đề xuất phương án xử lý, khắc phục các tình huống xảy ra sự cố nếu có.

5.1.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động

Để quản lý vấn đề môi trường suốt thời gian hoạt động, Dự án sẽ :

- Thành lập bộ phận Quản lý Môi trường tại Khách sạn với số lượng tối thiểu là 1 – 2 người đủ năng lực để quản lý các hạng mục công trình xử lý chất thải của Dự án.

- Lập kế hoạch và chương trình hành động Bảo vệ Môi trường tại Dự án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Quản lý Môi trường địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra, Quan trắc chất lượng môi trường; phối hợp thẩm định, kiểm tra các công trình, các hệ thống kỹ thuật xử lý môi trường, phòng chống sự cố nhằm đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

5.2. Chương trình giám sát môi trường5.2.1. Giám sát chất thải 5.2.1. Giám sát chất thải

a. Nước thải sinh hoạt

- Các thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, H2S, amoni, nitrat, photphat, Cu, Pb, Zn, Cd, dầu mỡ, coliform.

- Vị trí giám sát: Đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. b. Chất thải rắn

Thường xuyên theo dõi quá trình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực.

5.2.2. Giám sát môi trường không khí xung quanh

- Các thông số giám sát: Tiếng ồn, nhiệt độ, bụi tổng hợp, SO2, CO, NO2. Riêng đối với vị trí tập trung chất thải rắn thì có thêm thông số H2S, Mercaptan.

- Vị trí giám sát: Gồm 3 vị trí:

+ 01 vị trí lấy tại cổng ra vào Khách sạn. + 01 vị trí lấy tại trung tâm Khách sạn.

+ 01 vị trí lấy tại khu vực xử lý nước thải, tập trung chất thải rắn.

5.2.3. Tần suất giám sát

- Giám sát định kỳ khi Dự án đi vào hoạt động: + Giám sát chất thải: 3 tháng/lần.

+ Giám sát môi trường không khí xung quanh: 6 tháng/lần.

- Giám sát đột xuất: Khi có sự cố môi trường hoặc khi có ý kiến khiếu nại của chính quyền hay người dân địa phương.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số kết luận sau:

Trong thời gian thực tập, tôi đã tìm hiểu được phương pháp đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh Khách sạn. Trong đó sử dụng nhiều phương pháp phổ biến hiện nay như: Phương pháp thống kê, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, phương pháp đánh giá nhanh, phương pháp so sánh tiêu chuẩn, phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng.

Có thể thấy, đối với dự án đầu tư xây dựng, các tác động xấu liên quan đến chất thải cần quan tâm nhất là nước thải và chất thải rắn. Từ đó cần phải đánh giá đầy đủ và đưa ra biện pháp giảm thiểu phù hợp với tính chất chất thải và điều kiện thực tế của địa phương.

PHỤ LỤC

Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án

Các sơ đồ khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương trình của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam được sử dụng trong Đánh giá tác động môi trường của Dự án.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khách sạn mỹ khê – đức long tại phường phước mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà nẵng (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)