III IV V VI VII V IX X XI
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Giai đoạn Dự án thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng
3.1.1.1. Môi trường không khí
a. Bụi và các khí độc phát sinh trong quá trình thi công Dự án - Nguồn gây tác động:
Nguồn phát sinh bụi trong quá trình thi công xây dựng Dự án chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu.
+ Khí thải của các phương tiện vận tải chở nguyên vật liệu xây dựng, các loại máy móc, thiết bị thi công như bụi, khí SOx , NOx , CO, VOC.
- Tính toán tải lượng, nồng độ các chất thải:
1- Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, san nền, bốc dỡ nguyên vật liệu
Khu vực xây dựng Dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 5,5m ÷ 9,5m. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng Dự án, toàn bộ khu đất sẽ được san nền với cao độ thiết kế là 5,8m.
Tổng khối lượng đất đào, đắp tính toán: - Khối lượng đất đào tính toán: 5453,12m3 - Khối lượng đất đắp tính toán: 3432,91m3
- Khối lượng xà bần khi phá dỡ các công trình hiện trạng 100m3. - Khối lượng đất phát sinh khi đào tầng hầm: 6748,5m3.
Trung bình, khi thực hiện đào hoặc đắp 1m3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,75Kg bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn: Giáo trình môi trường trong xây dựng – TS. Nguyễn Khắc Cường – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh).
Với khối lượng đất đào, đắp tính toán như trên thì ước tính lượng bụi phát thải ra môi trường là 8348,3Kg trong đó có 834,83Kg bụi lơ lửng. Thời gian san lấp mặt bằng dự kiến khoảng 1 tháng, thời gian làm việc một ngày 8 giờ, như vậy thải lượng bụi do hoạt động đào đắp là 34,8Kg/giờ, trong đó bụi lơ lửng là 3,48Kg/giờ.
Đối với lượng bụi phát sinh do các xe vận chuyển đất, cát làm rơi vãi trên đường, bụi do các hoạt động san ủi mặt bằng, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng có
thể ước tính dựa vào hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bảng 3.1. Nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động san lấp mặt bằng
STT Nguyên nhân gây ô
nhiễm Nồng độ