0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giai đoạn thi công, xây dựng Dự án

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SẠN MỸ KHÊ – ĐỨC LONG TẠI PHƯỜNG PHƯỚC MỸ, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 46 -50 )

III IV V VI VII V IX X XI

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Giai đoạn Dự án thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng

3.4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng Dự án

a. Tác động đến môi trường không khí

Chất ô nhiễm dễ thấy nhất trong giai đoạn thi công là bụi, sau đó là các khí thải từ phương tiện giao thông và thiết bị thi công. Các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông thải ra bao gồm: NOx, CO, SO2, hydrocacbon. Bụi sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau: Từ khói thải của phương tiện giao thông, từ quá trình vận chuyển đất, cát, xi măng và từ các hoạt động đào lấp san ủi, xây dựng các hạng mục công trình.

Bụi sinh ra từ công trường thi công làm cho nồng độ bụi lơ lửng, khí thải độc hại chứa trong không khí tăng trên mức bình thường nhiều lần. Tác động này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh khi khu vực Dự án thông thoáng, bị ảnh hưởng nhiều do tác động gió. Bụi khuếch tán sẽ hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, gây ra các bệnh về hô hấp, các bệnh về mắt, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan Đô thị tại khu vực. Tuy nhiên do công tác đào đắp đất diễn ra trong thời gian ngắn nên mức độ ảnh hưởng này chỉ xảy ra ở vị trí công trường.

b. Tác động đến môi trường nước, đất

Trong thời gian thi công xây dựng Dự án, lượng nước mưa chảy tràn sẽ gây xói lở đất tại khu vực. Ngoài ra nước mưa còn mang theo các chất ô nhiễm ở công trường cùng với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất tại khu vực. Tuy nhiên, do diện tích mặt bằng xây dựng Dự án không quá lớn, đồng thời tại khu vực cũng đã có hệ thống

Lượng chất thải rắn do thi công xây dựng gồm có: Đất đá, các loại vật liệu xây dựng cát, sỏi, xi măng, sắt thép vụn,… Đây là những chất trơ nên hầu như không có ảnh hưởng đến môi trường khu vực nếu có biện pháp thu gom gọn gàng hàng ngày.

Lượng chất thải rắn do sinh hoạt công nhân gồm: Các mảnh thức ăn thừa, bao bỳ nilon, giấy loại,… Đối với loại chất thải rắn này nếu để ứ đọng khoảng 2 – 3 ngày sẽ bị phân hủy gây mùi hôi khó chịu và là nguồn lan truyền nguồn dịch bệnh đối với công nhân và cộng đồng xung quanh.

d. Tác động đến cảnh quan môi trường

Khi xây dựng Dự án sẽ có một lưu lượng phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu ra vào khu vực, làm giảm chất lượng đường xá, gây bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân tại khu vực, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, và dễ gây ra tai nạn.

e. Tác động đến hệ sinh thái

- Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái trên cạn tại khu vực nghèo nàn, không có các loại động, thực vật quý hiếm nên tác động của việc xây dựng Dự án sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật trên cạn.

- Hệ sinh thái dưới nước: Khu vực xây dựng Dự án cách bờ biển khoảng 100m. Những tác nhân chính có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước chính là nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng Dự án. Tuy nhiên với khoảng cách khá xa như vậy, đồng thời tại khu vực đã có hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, rác thải nên tác động tiêu cực đến hệ sinh thái dưới nước tại khu vực ít có khả năng xảy ra.

f. Tác động đến công nhân trực tiếp lao động trên công trường

- Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi từ việc đào đất tại công trình chuẩn bị mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và người dân sống tại khu vực. Những tác hại có thể gây các bệnh về bụi phổi, các bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản,…), các bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, khô da, viêm da,…) và các bệnh về đường tiêu hóa.

- Ảnh hưởng do ô nhiễm nhiệt: Do công nhân làm việc ngoài trời nắng, nóng nhất là vào mùa hè công nhân dễ bị say nắng do bức xạ mặt trời dễ làm cho con người nhanh chóng mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt,… từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động, gây ra tai nạn.

- Tác động do chấn động, tiếng ồn. Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, máy móc thi công trên công trường cũng sẽ gây tác động xấu đến chất

lượng cuộc sống con người. Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân của bệnh thần kinh, đau đầu, tăng huyết áp, giảm trí nhớ.

3.4.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động

a. Tác động đến môi trường không khí

Theo đánh giá trong quá trình hoạt động của Dự án, tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là tiếng ồn và khói thải của các phương tiện giao thông ra vào khu vực. Thành phần chính sinh ra khói thải có chứa bụi và các khí độc như SO2, NOx, CO, VOC.

- Tác hại của bụi:

Bụi là tập hợp nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ tồn tại ở dạng lơ lửng, bụi lắng và các hệ gồm hơi, khói, mù,… Khi tiếp xúc với bụi, phần lớn bụi có kích thước lớn hơn 5µm bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại, các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn có thể theo không khí vào đến tận phế nang, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây kích thích hệ cơ học, xơ hóa phổi gây tổn thương chức năng phổi cấp tính hoặc mãn tính.

- Tác hại của khí acid SO2 và NOx:

SO2 và NOx là những chất kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các acid. Khí SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi acid lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3µm sẽ vào tới phế nang bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Khí SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn quá trình chuyển hóa prôtêin và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người, ở mức độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý về bộ máy hô hấp và có thể gây ra tử vong.

Thêm nữa, sự có mặt của các khí acid SO2, NOx trong không khí nóng ẩm (như khí hậu nước ta chẳng hạn) sẽ làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy các công trình xây dựng nhà cửa và vật liệu,…

- Tác hại của khí CO:

Cơ thể con người đề kháng với CO rất thấp do oxyt cacbon dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với Hemoglobin thành Cacbonxyhemoglobin dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào.

Các chất ô nhiễm trong nước thải như đã trình bày ở phần trên khi có mặt trong nguồn tiếp nhận, đến một mức độ nào đó sẽ phát sinh những tác động có hại cho môi trường. Dưới đây là một số những tác động từ các chất ô nhiễm nước thải.

- Chất rắn lơ lửng:

Các chất rắn lơ lửng có mặt trong nước sẽ có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thủy vực đó. Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh, và nguồn oxy sinh ra từ quang hợp cũng giảm. Từ đó kéo theo làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sinh, cụ thể là làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của chúng.

- Chất hữu cơ:

Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là Cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật hô hấp hiếm khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan do sinh vật sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống của các loài thủy sinh.

- Các chất dinh dưỡng (N, P):

Các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao có khả năng gây ra hiện tượng phù dưỡng nguồn nước, làm thay đổi cần bằng sinh thái của thủy vực. Nước chứa nhiều chất hữu cơ, N, P dễ bị thối rữa, gây mùi hôi thối, phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

c. Tác động của chất thải rắn

Các loại chất thải rắn từ các hoạt động của Khách sạn có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ dễ phân hủy với thành phần chiếm khoảng 30 – 60%, đây là môi trường tốt để cho vi khuẩn phát triển, nếu không được thu gom, xử lý hợp lý cũng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHÁCH SẠN MỸ KHÊ – ĐỨC LONG TẠI PHƯỜNG PHƯỚC MỸ, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 46 -50 )

×