Ước lượng độ nhạy cảm tỷ giá và beta thị trường của các công ty

Một phần của tài liệu mối quan hệ có điều kiện giữa độ nhạy cảm tỉ giá và tỉ suất sinh lợi của chứng khoán ở thị trường mới nổi và thị trường phát triển. bằng chứng thực nghiệm - việt nam (Trang 40 - 42)

II. Quy trình thực hiện:

3.Ước lượng độ nhạy cảm tỷ giá và beta thị trường của các công ty

(1)

Chúng tôi thực hiện việc ước lượng phương trình (1) ở trên theo phương pháp “rolling window” 30 tháng liên tục trong 5 năm (nghĩa là trong 30 giai đoạn: từ tháng 1 đến tháng 30, từ tháng 2 đến tháng 31, từ tháng 3 đến tháng 32,….,từ tháng 30 đến tháng 59) cho từng công ty trong tổng số 18 công ty mà nhóm đã lấy mẫu để khảo sát. Từ đó chúng tôi trích xuất kết quả ước lượng được của các hệ số β và δ.

Bảng 15: Tóm tắt các kết quả hồi quy của β và δ khi sử dụng tỷ giá USD/VNĐ

Mean coefficient Mean sig.coefficient % sig.coefficient

Positive Negative Positive Negative Positive Negative

Exchange rate 0.749 -0.656 3.282 -2.41 5.280 1.36

Market index 0.9804 -0.16837 1.09 0 86.8 0

GVHD PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang | Nhóm 11-TCIII-K36 41

Mean coefficient Mean % coefficient % sig.coefficient

Positive Negative Positive Negative Positive Negative

Exchange rate 0.266 -0.264 0.977 -1.44 7.520 1.91

Market index 0.989 -0.146 0.28 -0.15 58.93 92.85

Nhận xét: Hai bảng trên trình bày thống kê kết quả hồi quy từ phương trình (1) theo cách phân loại sau:

- Cột thứ 2: trung bình các hệ số phân theo âm và dương xét trên tất cả các kết quả hồi quy.

- Cột thứ 3: trung bình các hệ số phân theo âm và dương chỉ xét trên các kết quả hồi quy có ý nghĩa.

- Cột thứ 4: Tỷ lệ các kết quả hồi quy có ý nghĩa.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được tỷ lệ hệ số độ nhạy cảm có ý nghĩa thống kê là khá thấp đối với trường hợp một nước thuộc thị trường mới nổi như Việt Nam (5.28% đối với hệ số dương và 1.36% đối với hệ số âm khi sử dụng tỷ giá USD/VNĐ, 7.52% đối với hệ số dương và 1.91% đối với hệ số âm khi sử dụng tỷ giá EUR/VNĐ). Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí với biên độ nhỏ nên đã làm giảm bớt độ nhạy cảm của các công ty đối với sự biến động tỷ giá.

Điều thứ 2 chúng ta có thể nhận thấy là hầu hết các hệ số nhạy cảm có ý nghĩa thống kê đều có giá trị dương. Trong 9 hệ số có ý nghĩa thống kê thì có 6 hệ số có giá trị dương chiếm tỉ lệ 66.67% và 3 hệ số có giá trị âm chiếm tỉ lệ 33.33% (đối với đòng đô la Mỹ). Hệ số nhạy cảm với tỷ giá dương nghĩa là biến động của tỷ giá và tỷ suất sinh lợi của chứng khoán của các công ty cùng chiều với nhau. Điều này có nghĩa là khi tỷ giá tăng (niêm yết theo kiểu trực tiếp) thì tỷ suất sinh lợi của các công ty sẽ tăng theo. Hệ số dương ám chỉ rằng các công ty xuất nhập khẩu sẽ thu được lợi ích khi

GVHD PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang | Nhóm 11-TCIII-K36 42

đồng nội tệ giảm giá và gặp bất lợi khi đồng nội tệ tăng giá và ngược lại đối với các công ty nhập khẩu.

Một phần của tài liệu mối quan hệ có điều kiện giữa độ nhạy cảm tỉ giá và tỉ suất sinh lợi của chứng khoán ở thị trường mới nổi và thị trường phát triển. bằng chứng thực nghiệm - việt nam (Trang 40 - 42)