Kiểm tra thực nghiệm

Một phần của tài liệu mối quan hệ có điều kiện giữa độ nhạy cảm tỉ giá và tỉ suất sinh lợi của chứng khoán ở thị trường mới nổi và thị trường phát triển. bằng chứng thực nghiệm - việt nam (Trang 30 - 32)

IV. Kết quả nghiên cứu

4. Kiểm tra thực nghiệm

Các dữ liệu mẫu sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy trong khoảng thời gian mà trong đó có những giai đoạn mà một số nước thuộc thị trường mới nổi phải đối

GVHD PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang | Nhóm 11-TCIII-K36 31

mặt với khủng hoảng tiền tệ. Và điều này đã được phản ánh trong các chỉ số kinh tế được thu thập. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã thực hiện lại các phương pháp kiểm định được trình bày ở trên để xem xét tác động của cuộc khủng hoảng lên các kết quả nghiên cứu. Kiểm định được thực hiện trên các công ty thuộc thị trường mới nổi loại trừ các quan sát từ các quốc gia và trong thời gian được liệt kê sau đây: Argentina (1999-2002), Brazil (1998-1999), Chile (1998-1999), In-đô-nê-xi-a (1997-1999), Hàn Quốc (1997-1999), Malaysia (1997-1999), Mexico (1994), Peru (1994), Phi-líp-pin (1997-1999), Thái Lan (1997-1999), Thổ Nhĩ Kỳ (2001), và Venezuela (1994 -1996). Kết quả hồi quy cho thấy không có sự khác biệt so với khi kiểm định trên mẫu đầy đủ, tuy nhiên ý nghĩa kinh tế của các hệ số thì lớn hơn.

Ngoài ra, xem xét ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái cố định lên độ nhạy cảm tỷ giá là một điều hợp lí, bởi vì trong giai đoạn này, một số nước thuộc thị trường mới nổi vẫn còn sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái cố định, hơn nữa là do chính sách tỷ giá mục tiêu và sự ra đời của đồng tiền chung ở các nước châu Âu. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện lại các kiểm định dựa trên mẫu bao gồm các công ty của các nước thuộc thị trường mới nổi, xét trên khoảng thời gian mà tỷ giá hối đoái không bị cố định (phần bảng B), và xét trên mẫu là các quốc gia thuộc thị trường phát triển nhưng không nằm trong khối đồng tiền chung (phần bảng C). Kết quả hồi quy cho thấy tác động của độ nhạy cảm tỷ giá hối đoái lên tỷ suất sinh lợi tương tự như hồi quy trên toàn bộ mẫu.

Cuối cùng, các tác giả cho rằng sự tồn tại của quá nhiều công ty của Mỹ trên thế giới làm cho đồng tiền đô la ảnh hưởng lên các tỷ giá hối đoái khác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thực hiện kiểm định trên mẫu các công ty thuộc thị trường phát triển đã loại bỏ các công ty Mỹ (phần bảng D) và trên mẫu đầy đủ nhưng sử dụng chỉ số giá thị trường thế giới (phần bảng E). Tuy nhiên kết quả hồi quy không có sự khác biệt với kết quả hồi quy trên toàn bộ mẫu.

Các kiểm định trên nhằm xác định mối quan hệ giữa độ nhạy cảm tỷ giá hối đoái và tỷ suất sinh lợi mà chưa xét đến yếu tố lạm phát. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã lặp

GVHD PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang | Nhóm 11-TCIII-K36 32

lại mô hình hồi quy để xem nếu xét đến yếu tố lạm phát, các kết quả nghiên cứu của họ còn đúng hay không? Các tác giả sử dụng số liệu từ IMF về độ biến động của đồng tiền nội tệ trong tỷ số giá tiêu dùng để điều chỉnh tỷ suất sinh lợi cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi thị trường và tỷ giá hối đoái. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 9 cho thấy không có sự khác biệt đối với kết quả xét trên tỷ suất sinh lợi danh nghĩa (Bảng 5). Điều này cho thấy, khi xét thêm yếu tố lạm phát, các kết quả nghiên cứu vẫn đúng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả không chỉ đúng khi sử dụng phương pháp của Fama và Macbeth, hồi quy phương trình (2) theo OLS với điều chỉnh sai số chuẩn, mà kết quả này còn đúng khi sử dụng các phương pháp kiểm định khác. Ví dụ như phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số sử dụng giá trị tuyệt đối hệ số độ nhạy cảm tỷ giá của kiểm định t làm trọng số.

Cuối cùng các nhà nghiên cứu xem xét liệu những sai sót của biến có làm thiên lệch sai số chuẩn và dẫn đến việc có ý nghĩa thống kê hay không. Họ đã tiến hành thay thế các tỷ giá hối đoái cho tất cả các quốc gia bằng biến phân phối ngẫu nhiên có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn giống như tỷ giá. Kết quả cho thấy không có bất kì mối quan hệ nào giữa các chuỗi tỷ giá ngẫu nhiên này với tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trong việc định mẫu của họ. Điều này cho thấy mặc dù độ nhạy cảm tỷ giá nhỏ và có sai số ước lượng nhưng vẫn có ý nghĩa kinh tế và mối quan hệ tìm được của độ nhạy cảm tỷ giá hối đoái và tỷ suất sinh lợi không bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng phương pháp luận.

Một phần của tài liệu mối quan hệ có điều kiện giữa độ nhạy cảm tỉ giá và tỉ suất sinh lợi của chứng khoán ở thị trường mới nổi và thị trường phát triển. bằng chứng thực nghiệm - việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)