Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella Multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh (Trang 41 - 43)

4. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

3.1.4.Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa

vụ tại Cao Bằng

Điều kiện khí hậu, yếu tố mùa vụ luôn luôn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình mắc bệnh của gia súc, gia cầm. Khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc thường chia làm 2 mùa vụ rõ rệt là vụ Hè - Thu từ tháng 4 đến tháng 10 và Đông - Xuân từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sự thay đổi và tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu mà trong đó nhân tố cơ bản là ẩm độ và nhiệt độ môi trường gây ra những biến đổi cho cơ thể động vật, gây ra stress làm giảm sức đề kháng của gia súc và tăng khả năng mắc bệnh, trong đó có bệnh tụ huyết trùng. Để nghiên cứu tính chất mùa vụ có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát sinh và gây chết vì bệnh tụ huyết trùng, chúng tôi đã điều tra số trâu, bò ốm chết vì bệnh tụ huyết trùng trong 4 năm, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.4. Kết quả xác định tỷ lệ trâu bò mắc bệnh, chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ tại Cao Bằng

Thời gian (năm)

Tổng số trâu,

Số trâu, bò ốm (con) Số trâu, bò chết (con) Đông - Xuân Hè - Thu Đông - Xuân Hè - Thu Số ốm Tỷ lệ (%) Số ốm Tỷ lệ (%) Số chết Tỷ lệ (%)* Số chết Tỷ lệ (%)* 2008 246789 187 0.08 628 0.25 92 49.20 363 57.80 2009 234167 210 0.09 705 0.30 99 47.14 349 49.50 2010 239075 157 0.06 528 0.22 76 48.40 147 27.84 2011 242104 212 0.08 707 0.29 90 42.45 113 15.98 Tính chung 962135 766 0.08 2568 0.26 357 46.60 972 37.85 P = 0.002 P = 0.102 Tỷ lệ (%)*: Chết so với số ốm

Từ bảng 3.4, các kết quả thu được cho thấy, với tổng số 962135 trâu, bò điều tra trong vụ Đông - Xuân có 766 con mắc bệnh chiếm 0.08%, số con chết là 357 con, chiếm 46.60% so với số ốm. Vụ Hè - Thu có 2568 con mắc bệnh, chiếm 0.26%, số con chết là 972 con, chiếm 37.85% so với số ốm. Tỷ lệ mắc bệnh của đần trâu bò tại cao bằng có sự khác biệt rõ ràng giữa hai vụ Đông - Xuân và Hè - Thu (p = 0.002 <0.05). Tuy nhiên tỷ lệ trâu bò chết ở hai vụ trên lại không khác nhau đáng kể (p = 0.102 >0.05)

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật gây bệnh của vi khuẩn P. multocida và quy luật dịch tễ của bệnh, là vì trong vụ Hè - Thu:

- Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, bão lụt… thích hợp với sự phát triển của mầm bệnh và làm giảm sức đề kháng của trâu, bò.

- Trâu, bò thường được thả rông trên đồi rừng, nhiều khi trâu, bò chết mà chủ nuôi không biết hoặc xác chết bị vứt ra sông suối nên khi gặp mưa rào, lụt lội phân và nước tiểu có chứa mầm bệnh có điều kiện lây lan rộng ra các vùng xung quanh. Ngược lại, do vi khuẩn P. multocida thường cư trú ở đường hô hấp trên nên ở vụ Đông - Xuân điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề kháng của trâu, bò giảm vì vậy bệnh cũng có điều kiện phát sinh song không bằng vụ Hè - Thu.

Theo nghiên cứu một cách đầy đủ tại Sri Lanka của De Alwis (1984)[49] cho thấy bệnh xuất hiện quanh năm. Trong khi vào mùa khô bệnh có chiều hướng giảm đi thì sau đó khi chuyển sang mùa mưa thì bệnh lại có khuynh hướng bùng phát rộng ra rất nhanh, có lẽ điều này là do sự tồn tại rất lâu của Pasteurella multocida bên ngoài gia súc và khi gặp điều kiện ẩm ướt

tháng mùa hè. Đặc biệt chú ý đặc điểm mối quan hệ giữa lương mưa rất lớn cùng với hiện tượng lạnh bất thường và sự lan nhanh của bệnh.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958)[4] là ở Việt Nam bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào mùa mưa, vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt. Cao Văn Hồng (2002)[9], cho biết bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò ở Đắk Lắk có dịch tễ học với hệ số tháng dịch 5, 6, 7, 8, 9 lớn hơn 1, tức là bệnh thường xảy ra vào các tháng này, còn các tháng khác hệ số tháng dịch đều nhỏ hơn 1. Hoàng Đăng Huyến (2004)[12] khi nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng ở Bắc Giang cho biết tỷ lệ gia súc ốm và chết vụ Hè - Thu cao hơn so với vụ Đông - Xuân. Nguyễn Văn Minh (2005)[20] nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng ở gia súc tại Hà Tây cho biết Hè - Thu bệnh xảy ra nhiều hơn Đông - Xuân.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella Multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh (Trang 41 - 43)