a. Chấp nhận khách hàng kiểm toán.
Công ty cổ phần ABC là một trong những khách hàng thường xuyên của AUPAC CPA, vì vậy sau khi nhận được thư mời kiểm toán của công ty cổ phần ABC, kiểm toán viên tiến hành thiết lập và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho công ty ABC.
(Phụ lục 01: Giấy tờ làm việc KTV – Các câu hỏi liên quan đến chấp nhận, duy trì khách hàng cũ)
Các KTV đánh giá rủi ro sơ bộ và rủi ro tiềm tàng của ABC và cho rằng rủi ro này ở mức độ trung bình. Do đó, KTV tiến hành đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản, cũng như thống nhất về mức phí kiểm toán. AULAC CPA tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC ở năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 cho công ty cổ phần ABC. Nhóm kiểm toán được lựa chọn tham gia cuộc kiểm toán cho công ty ABC từ năm trước, do đã có được sự hiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của công ty cổ phần ABC.
b. Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán
Việc lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuân theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, công ty đã lựa chọn các nhân viên để tiến hành cuộc kiểm toán. Công ty ABC là khách hàng truyền thống nên AUPAC CPA đã lựa chọn các thành viên trong nhóm kiểm toán chủ yếu là những thành viên đã kiểm toán từ năm trước vì những thành viên này đã có những hiểu biết về công ty từ trước.
Sau khi đã chuẩn bị nhân lực cho cuộc kiểm toán, hợp đồng kiểm toán sẽ được ký kết giữa AUPAC CPA và Công ty ABC.
2.2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
a. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm toán.
- Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100702309 lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 1997; thay đổi lần thứ tám theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0100702309 ngày 17 tháng 01 năm 2011.
- Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2011: 20.500.000.000 VNĐ - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
+ Dịch vụ SX, buôn bán sản phẩm cơ khí, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng;
+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; + Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ;
+ Kinh doanh thương mại thép vật liệu xây dựng./.
- Trụ sở công ty: Số 2, Khu liên cơ Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về HTKSNB về thuế và các khoản phải nộp, và rủi ro gian lận.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB về thuế và các khoản phải nộp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán, từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán thuế và các khoản phải nộp.
Tại công ty ABC
AULAC CPA đã kiểm toán cho công ty ABC từ năm tài chính trước đó nên việc thu thập thông tin của KTV một phần cũng dựa vào các hồ sơ năm trước. Ngoài ra, KTV cập nhật thông tin qua xem xét các tài liệu như giấy quyết định thành lập, quy chế tài chính của công ty, phỏng vấn Ban Giám đốc và các
nhân viên có liên quan kết hợp với quan sát quá trình tác nghiệp và đã thu được các kết quả (tóm lược) như sau:
Về chính sách kế toán áp dụng: Công ty ABC áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Về chính sách hạch toán thuế: hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các loại thuế khác theo quy định có liên quan.
Sau đó, KTV tiến hành soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính. Cuối cùng, KTV đưa ra kết luận:
Hệ thống KSNB về thuế và các khoản phải nộp đã được thiết kế hiệu quả.
Rủi ro kiểm soát: Trung bình
b. Phân tích sơ bộ BCTC
Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét xem có những biến động bất thuờng xảy ra không. Thông qua các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV sử dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh số liệu năm nay và năm trước để tính số tương đối và tuyệt đối trên BCĐKT. Thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình thực hiện kiểm toán Thuế nhằm xác định được những biến động và sai lệch thông thường. Qua công việc này, KTV phát hiện ra được những biến động bất thường hoặc sai sót tập trung kiểm tra xem xét nguyên nhân.
Tại công ty ABC
Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC qua các năm để có những đánh giá sơ bộ về những thay đổi trong khoản mục Thuế và các khoản phải nộp của công ty cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kỹ thuật phân tích được sử dụng là phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc.
Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ BCTC
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Biến động
Thuế và các KPN NN 28.792.755 158.511.181 129.718.426 450,52% Doanh thu thuần 1.893.630.540.00 3 2.182.053.269.19 9 288.422.729.19 6 15,23%
Nguồn: phòng kiểm toán BCTC – công ty TNHH Kiểm Toán Âu Lạc
Từ bảng phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC các KTV nhận thấy, số dư khoản Thuế và các khoản phải nộp năm 2011 đã tăng mạnh (tăng 450,52%) so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó so với năm 2010, năm 2011 doanh thu tăng 15,23%. Điều này có thể cho thấy, trong năm 2011 công ty đã đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng thuế GTGT đầu ra, và các loại thuế đầu ra phải nộp khác.
Đây là những xem xét ban đầu dựa trên xét đoán của KTV và các thủ tục kiểm toán, là căn cứ cho việc tiến hành các thủ tục kiểm toan sau này.
d. Xác định mức trọng yếu kế hoạch
Xác định mức độ trọng yếu là nhân tố quan trọng của cuộc kiểm toán. Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức sai sót có thể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC, xác định phạm vi kiểm toán, xác định bản chất, quy mô, thời gian cuộc kiểm toán cũng như để đánh giá tác động của những sai sót phát hiện được và không phát hiện được đến báo BCTC.
Thông thường, tại AULAC CPA mức độ trọng yếu được thiết lập sẽ phụ thuộc vào từng công ty khách hàng và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng đó, nhưng nó vẫn được thực hiện dựa trên quy định của Luật Kiểm toán độc lập có liên quan. Các KTV sẽ tiến hành xác định mức độ trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC và không phân bổ ước lượng trọng yếu cho các khoản mục khác nhau. Cuối cùng, KTV sẽ tính toán mức độ trọng yếu kế hoạch dựa trên công thức sau:
PM (Pre – tax) = (Số dư được chọn) x (% Yếu tố được chọn) PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 - % Thuế suất thuế TNDN) MP = 80% PM
Trong đó:
PM (Pre – tax) là mức trọng yếu trước thuế PM (Post – tax) là mức trọng yếu sau thuế MP là mức độ chính xác
Mức độ trọng yếu kế hoạch tính được sẽ sử dụng để xác định số lượng mẫu kiểm toán cần thiết phải lấy ở từng phần hành sao cho chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, nó còn dùng để so sánh với sai số tổng hợp ước tính, từ đó rút ra kết luận về các sai sót xem chúng có trọng yếu hay không.
Tại công ty ABC A.Mục tiêu:
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
B. Công việc thực hiện:
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Năm trước
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (Từ
A-> D)
Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế (A)/Doanh thu (B)/Vốn chủ sở hữu (C)/ tổng tài sản (D)
Lợi nhuận trước thuế (A)/Doanh thu (B)/Vốn chủ sở hữu (C)/ tổng tài sản (D)
Lợi nhuận trước thuế (A)/Doanh thu (B)/Vốn chủ sở hữu (C)/ tổng tài sản (D) D D D Lý do lựa chọn tiêu chí này
để xác định mức trọng yếu
Là đơn vị đặc thù, các chỉ tiêu khác không ổn định qua các năm do đó tổng tài sản là chỉ tiêu phù hợp nhất để lựa chọn Giá trị tiêu chí được lựa chọn
(a) 177,462,393,0 85 177,462,393,085 180,373,004,18 7 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,4% - 0,8% Tổng tài sản và Ng vốn: 0,8 - 1% Vốn CSH: 1,5% -2% (b) 0.8% 0.8% 0.8% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 1,419,699,1 45 1,419,699,145 1,442,984,03 3
Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%- 75%) 851,819,48 7 851,819,487 865,790,42 0
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa) 34,072,77 9 34,072,779 34,631,61 7
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể 1,419,699,1 45 1,442,984,033 Mức trọng yếu thực hiện 851,819,48 7 865,790,420 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước
(Phụ lục 02: Giấy tờ làm việc KTV – Xác định giá trị trọng yếu_A710) e. Kế hoạch kiểm toán tổng thể và lập chương trình kiểm toán chi tiết
Sau khi tìm hiểu các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán, đánh giá rủi ro và mức trọng yếu, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trên cơ sở dựa vào kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên tiến hành lập chương trình kiểm toán thuế và các khoản phải nộp tại công ty cổ phần ABC tại giấy tờ làm việc số E330.
(Phụ lục 03: Giấy tờ làm việc KTV - Chương trình kiểm toán thuế và các khoản phải nộp_E330)