Thực trạng kiểm toán thuế trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc (Trang 32 - 34)

CBCNV, trong đó trình độ trên đại học là 8 người, còn lại tất cả đều có trình độ đại học, và 10 người đã có chứng chỉ hành nghề KTV cấp Quốc Gia CPA do Hội KTV hành nghề Việt Nam cấp. Đây là một thế mạnh trong bộ máy cán bộ công nhân viên của công ty. Hàng năm, công ty đều tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên. Mặt khác, thông qua việc cung cấp dịch vụ đào tạo về kế toán - kiểm toán, đội ngũ nhân viên của công ty tự phải đào tạo mình nhằm cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng của mình.

+ Yếu tố quản lý: Đây là yếu tố không thể thiếu và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng thì sự chỉ đạo, dẫn dắt của các cấp quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành tuân thủ đúng chuẩn mực nghề nghiệp. Mọi diễn biến, phát sinh quan trọng trong cuộc kiểm toán đều phải được thông báo và lấy ý kiến chỉ đạo từ Ban giám đốc.

+ Thời gian và chi phí đầu tư cho một cuộc kiểm toán: Muốn một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao cần phải đầu tư thời gian và chi phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán là hợp lý với mức chi phí thấp nhất. Nếu thời gian dành cho cuộc kiểm toán quá ít hay chi phí dành cho kiểm toán thấp sẽ khó đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Nếu thời gian và chi phí dành cho cuộc kiểm toán quá nhiều có thể gây ra lãng phí và tốn kém làm tăng chi phí lãng phí của cuộc kiểm toán.

2.2. Thực trạng kiểm toán thuế trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHHkiểm toán Âu Lạc kiểm toán Âu Lạc

2.2.1. Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc

Chương trình kiểm toán mà AULAC CPA đang áp dụng là chương trình kiểm toán mẫu do VACPA – Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam xây dựng

và phát triển (áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011). Chương trình bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán - Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán - Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

* Lập kế hoạch kiểm toán

Bao gồm các bước:

- Thu thập thông tin tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng cần kiểm toán. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng.

- Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

- Tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và rủi ro gian lận.

- Xác định mức trọng yếu

- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và tổng hợp kế hoạch kiểm toán. - Thiết kế các thủ tục kiểm soát, thử nghiệm cơ bản.

* Thực hiện kiểm toán

Bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ: kiểm toán viên xem xét việc thực hiện các chính sách, các quy chế quản lý với các khoản mục ghi chép kế toán có tuân thủ các chế độ kế toán và các quy định của nhà nước hay không.

- Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Phân tích soát xét: kiểm toán viên thực hiện so sánh số dư các khoản mục trong các năm tài chính khác nhau, bước đầu đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng.

+ Kiểm tra chi tiết: kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết với từng khoản mục cụ thể và soát xét phạm vi sai phạm. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên các sổ sách kế toán của khách hàng với nhau để kiểm tra hoặc thực hiện chọn mẫu để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình. Trong

quá trình kiểm tra chi tiết, mọi phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép đầy đủ trên giấy tờ làm việc.

+ Kiểm tra các nội dung khác

+ Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán

+ Kết luận: trên cơ sở các thủ tục đã tiến hành, kiểm toán viên đưa ra kết luận của mình về phần hành mà mình đã kiểm toán: trung thực, hợp lý, có còn sai sót và hạch toán có tuân thủ chế độ của nhà nước và các chính sách của công ty hay không.

* Kết thúc kiểm toán

- Tổng hợp kết quả kiểm toán:

+ Tổng hợp kết quả kiểm toán: Trong phần này, KTV cần tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết quả tổng hợp theo các nội dung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và KH.

+ Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối: ở bước này, kiểm toán viên thiết lập các chỉ số tài chính như: hệ số khả năng sinh lời, các hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh… nhằm đánh giá, nhận xét lại về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo kiểm toán và thư quản lý: sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán các khoản mục, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của khách hàng thông qua báo cáo kiểm toán. Ngoài ra kiểm toán viên có thể lập thư quản lý nhằm mục đích tư vấn cho khách hàng về hệ thống kiểm soát nội bộ hay về các chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng.

- Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo

- Kiểm soát chất lượng kiểm toán: là quá trình rà soát, xem xét lại kết quả kiểm toán từng phần hành của trưởng nhóm kiểm toán, ban giám đốc công ty kiểm toán nhằm đảm bảo quá trình kiểm toán được tiến hành đúng đắn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w