III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG
2.2.4. Nâng cao trình độ đối với cán bộ thẩm định dự án vay vốn của DNVVN tại Chi nhánh.
DNVVN tại Chi nhánh.
Trong công tác thẩm định tài chính, con người được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của Chi nhánh. Vì vậy Chi nhánh cần đưa ra những chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ CBTĐ về cả chuyên môn lẫn tư cách đạo đức.
- Thẩm định tài chính dự án là một công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi CBTĐ phải có trình độ và kinh nghiệm. Vì vậy, khi tuyển chọn cán bộ làm công tác thẩm định, yêu cầu tối thiểu là phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành, nhanh nhạy, có kiến thức sâu rộng về thị trường, pháp luật…Sau khi tuyển chọn cần tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới để họ có hiểu biết cơ bản về hoạt động thẩm định, đặc biệt là hoạt động thẩm định tài chính của ngân hàng.
SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
- Cần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn. Việc thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các buổi họp bàn với các chi nhánh khác rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBTĐ đặc biệt là đối với những nhân viên mớ, bởi đây là dịp để họ học hỏi những cán bộ lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn trong công việc. Các CBTĐ của ngân hàng hầu hết còn rất trẻ, năng động, nhanh nhạy tuy nhiên là kinh nghiệm của họ chưa nhiều. Ngân hàng cũng cần phân công cho các cán bộ có kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để đảm bảo ngân hàng có một đội ngũ nhân lực đồng đều, chất lượng cao, năng động. Ngoài ra,trong công tác tổ chức cần có sự phân công hợp lý hơn trong công tác thẩm định, phân công nhiệm vụ cho các CBTĐ theo ngành, lĩnh vực. Theo đó cần mở các khóa học bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành như pháp luật, xây dựng,…để cán bộ có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực của dự án mà mình thẩm định, từ đó chất lượng thẩm định được nâng cao.
- Bên cạnh trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với chất lượng của công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng. Một CBTĐ có trình độ chuyên môn giỏi nhưng không đạo đức nghề nghiệp sẽ mang lại tổn thất cho ngân hàng rất lớn, chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng. Khi giao nhiệm vụ thẩm định cho cán bộ cần đồng thời gắn trách nhiệm của cán bộ đó với dự án mà họ đảm nhiệm, CBTĐ phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng của dự án được giao. Như vậy sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ hơn.
- Chi nhánh cần có chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với toàn thể cán bộ ngân hàng nói chung và CBTĐ nói riêng. Đối với những CBTĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt cần có chế độ khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho họ cố gắng hơn trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của mình. Đối với những cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm sai quy định của Chi nhánh gây thiệt hại lớn khi ra quyết định cho vay…thì Chi nhánh cũng có biện pháp xử phạt thích đáng.
- Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần có sự quan tâm hơn tới đời sống của cán bộ, thể hiện sự quan tâm của Chi nhánh đối với nhân viên cũng như gia đình của họ. Như vậy sẽ tạo được mối quan hệ tốt giữa Chi nhánh và nhân viên, từ đó họ sẽ gắn bó hơn với Chi nhánh và chất lượng công việc cũng được nâng cao
SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương