Muốn đánh giá được chính xác, khách quan, toàn diện được tính khả thi của một dự án đầu tư, cán bộ tín dụng thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thẩm định. Tùy theo từng loại dự án mà CBTĐ lựa chọn được phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cho quá trình thẩm định dự án đó. Có 4 phương pháp thường hay được cán bộ tín dụng sử dụng: phương pháp theo trình tự; phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu; phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo.
Phương pháp theo trình tự
Trong quá trình thẩm định, CBTĐ sẽ đi thẩm định từ tổng quát tới chi tiết nhằm đạt được kết quả chính xác, toàn diện. Cán bộ tín dụng xem xét một cách khái quát các nội dung của dự án: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, … Từ đó giúp cho cán bộ tín dụng hình dung khái quát dự án. Sau khi cán bộ tín dụng hoàn thành xong thẩm định tổng quát thì sẽ tiến hành thẩm định chi tiết. Đối với thẩm định tài chính chi tiết, CBTĐ từ tổng vốn đầu tư, nguồn vốn của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính,… Sau đó tổng hợp lại để đánh giá chung về tài chính của dự án.
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong việc thẩm định dự án đầu tư. Thực chất là việc so sánh nội dung của dự án với các tiêu chuẩn, các quy định,… để từ đó đánh giá được tính khả thi từng nội dung của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này được CBTĐ thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. CBTĐ xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận, doanh thu, chi phí ,tỷ suất hoàn vốn nội bộ, … tính toán mức độ thay đổi của các chỉ tiêu để từ đó đưa ra kết luận về tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án, tuy
SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương
nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án vào các nhân tố này.
Các bước thực hiện để phân tích độ nhạy:
- Xác định các biểu dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy.
- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, thời gian trả nợ,…) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến số thay đổi.
- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời ( các bảng này phải nằm cùng bảng tính với các biến).
Phương pháp dự báo
Một dự án đầu tư thường có vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Do đó, trong thẩm định tài chính dự án, việc sử dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính khả thi của dự án được đánh giá là cần thiết. CBTĐ sử dụng số liệu điều tra thống kê và vận dụng phương pháp dự báo phù hợp để kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro, dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận tương lai thu được từ dự án,…ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án.