Những hạn chế và nguyên nhân của chúng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của DNVVN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương (Trang 60 - 64)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của chúng.

1.4.2.1. Những mặt hạn chế.

Về quy trình thẩm định.

Tuy có nhiều sự đổi mới trong công tác thẩm định dự án vay vốn cũng như công tác thẩm định tài chính, nhưng việc thẩm định dự án tại Chi nhánh vẫn gặp một số khó khăn về quy trình. Mặc dù đã phân chia quy trình thẩm định theo đặc thù từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp nhưng các dự án đều thẩm định theo một quy trình chung dẫn đến áp dụng một cách máy móc, dập khuôn, lãng phí thời gian. Công tác thẩm định chưa có sự tách biệt, giữa thẩm định và tín dụng. Cán bộ tín dụng phải kiêm cả công việc thẩm định, thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả tài chính,… Khối lượng công việc của cán bộ tín dụng ngày càng nặng nề, vất vả khi mà dự án vay vốn trên địa bàn ngày càng tăng lên.

Về nội dung thẩm định.

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư khá chi tiết nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Một số chi tiết khác như B/C, RR,.. ít được đề cập đến, các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên hoạt động thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ.

Khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính như tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí,… cần so sánh với các dự án khác cùng lĩnh vực, ngành nghề.

SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương

Số liệu dùng cho thẩm định tài chính dự án thường chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án.Việc tính toán các định mức kĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn.

Việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm còn chưa chính xác. Khi thẩm định doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, CBTĐ thường tính toán theo sản lượng và giá bán dự kiến của sản phẩm dự án. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến lại phụ thuộc vào công suất thực tế của máy móc thiết bị, cung cầu trên thị trường mà công tác dự báo về nhu cầu sản phẩm của dự án chưa thực sự hiệu quả nên việc tính toán doanh thu dự kiến của dự án chưa thực sự chính xác.

Khi thẩm định hiệu quả của dự án mới chỉ tính đến giá trị thời gian của dòng tiền mà chưa tính đến yếu tố lạm phát, trượt giá. Mà trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, thì các chỉ số này lên xuống thất thường, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án.

Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư,… ngoài việc xác định chinh xác doanh thu, chi phí, tổng vốn đầu tư ra thì tỉ suất chiết khấu đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc tính toán các chỉ tiêu này đều dựa trên giả định là tỉ suất chiết khấu không đổi qua các năm. Nhưng trong thực tế, nhất là trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì tỷ suất sinh lời thay đổi thường xuyên qua các năm, thậm chí có năm có sự thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu tài chính được tính toán không chính xác, có thể khác xa với thực tế, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án, từ đó ảnh hưởng tới việc đảm bảo an toàn vốn vay ngân hàng.

Về phương pháp thẩm định.

Việc áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu chưa toàn diện. Hầu như các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp, dự án trong cùng một ngành, lĩnh vực.

Phương pháp dự báo nhìn chung vẫn áp dụng một cách hình thức, chưa thực tế và thực sự chính xác. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án như dự báo cung cầu của sản phẩm đầu ra, đầu vào, … từ đó xây dựng dòng tiền và tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên những thông tin phục vụ cho công tác dự báo chủ yếu do khách hàng cung cấp, mà khách hàng thường có xu hướng cung cấp những thông tin có lợi cho dự án

SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương

của họ để được ngân hàng cho vay vốn nên thường nguồn thông tin này không chính xác, ảnh hưởng tới kết quả thẩm định.

Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng chưa thực sự toàn diện. khi tiến hành phân tích độ nhạy CBTĐ mới chỉ tính đến một số yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn như giá bán, tổng vốn đầu tư,…mà chưa tính đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như doanh thu, chi phí dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro tài chi nhánh vẫn chưa được coi trọng do tính chất phức tạp của nó. Việc sử dụng phương pháp này tại Chi nhánh hầu hết vẫn tốt. Nguyên nhân là những rủi ro này thường xảy ra đối với dự án đầu tư thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu vào đầu ra nên rất khó định lượng. Các rủi ro vẫn chưa được phân loại và đưa ra phân cấp cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp tốt để đề phòng rủi ro.

1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

 Nguyên nhân khách quan.

Các dự án đầu tư thường có thời gian thực hiện và vận hành khá dài, vì vậy ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Chi nhánh là nhân tố môi trường kinh tế và pháp luật. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, nền kinh tế chịu nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các dự án vay vốn, nhất là đối với các DNVVN có nguồn vốn nhỏ, năng lực tài chính không mạnh, từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thẩm định tài chính của ngân hàng.

Mặc dù NHNN đã chú trọng xem xét, sửa đổi, bổ sung thường xuyên các văn bản pháp luật và quy định về công tác tín dụng nhưng không thể tránh khỏi tình trạng chồng chéo, không có sự nhất quán rõ ràng, gây khó khăn cho CBTĐ trong việc tuân thủ các quy định mà NHNN đưa ra, chưa kịp thích nghi với văn bản này đã cho ra đời văn bản khác.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN muốn được cấp tín dụng từ phía Chi nhánh nên nhiều khi họ không công khai hết về tình hình tài chính của mình, đôi khi còn cung cấp thông tin sai lệch là ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của Chi nhánh.

 Nguyên nhân chủ quan

SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương

Việc sắp xếp gây ra nhiều bất cập. Việc phân chia nhiệm vụ cho CBTĐ chủ yếu theo dự án, chưa có sự phân chia theo lĩnh vực, nên nhiều khi trong ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhiều về chuyên môn, gây khó khăn cho CBTĐ.

Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định. Hầu hết lực lượng thẩm định tại Chi nhánh còn non trẻ, tuy năng động, sáng tạo, ham học hỏi nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, nên khi gặp những dự án có tính chất phức tạp thì không khỏi lúng túng. Phần lớn CBTĐ tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, nên khi gặp những dự án đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật như xây dựng, thiết kế,…điều này gây rất nhiều trở ngại cho cán bộ Chi nhánh.

Nguồn thông tin thiếu nhất quá và chính xác. Hầu hết các thông tin mà Chi nháh có được về doanh nghiệp và dự án đều do khách hàng cung cấp. Do đó, thông tin khách hàng nhiều lúc không chính xác về dự án để được cấp tín dụng. Hệ thống thông tin ngành còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng với công tác thẩm định tài chính.

Việc phân cấp trong thẩm định quá nhiều sẽ kéo dài thời gian thẩm định, nếu thiếu sự kết hợp giữa các phòng ban sẽ dẫn tới tình trạng làm hoạt động thẩm định kém hiệu quả.

SV: Nguyễn Hải Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 51C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mai Hương

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của DNVVN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w