Chất lượng hình ảnh CT thay đổi theo cao thế (kV)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cao thế chụp ct lên chất lượng hình ảnh petct và liều bức xạ (Trang 58 - 59)

Với cùng một vật thể chụp là hình nộm và tất cả các thông số chụp đều giống nhau, ta thấy rằng, chất lượng hình ảnh thay đổi nhiều theo giá trị cao thế, với hình ảnh cao thế thấp (80 kV) thì tín hiệu nhiễu tăng làm cho hình ảnh không sắc nét so với các hình ảnh với cao thế cao hơn như 100 kV, 120 kV, và 140 kV. Điều này được giải thích như sau, khi chùm tia X có năng lượng càng cao thì khả năng đâm xuyên qua vật chất càng dễ dàng và mức độ suy giảm trong vật chất sẽ ít hơn, do vậy tín hiệu thu được cao hơn, cho hình ảnh sắc nét. Ngược lại chùm tia X năng lượng càng thấp thì suy giảm càng mạnh và nhiễu hình ảnh càng cao, như minh hoạ trong hình 3.9 và 3.10.

(A) ảnh CT (axial), cao thế 80 kV (B) ảnh CT (axial), cao thế 100 kV

(C) ảnh CT (axial), cao thế 120 kV (D) ảnh CT (axial), cao thế 140 kV

Hình 3.9: Hình ảnh CT với các thông số chụp thay đổi từ 80 kV đến 140 kV. Rõ

ràng bằng mắt thường ta có thể đánh giá được độ sắc nét của từng hình ảnh, qua đó cho thấy điện thế càng cao, thì nhiễu càng giảm và hình ảnh càng sắc nét, mịn màng hơn. Tuy nhiên rất khó để phân biệt sự khác biệt giữa hình ảnh 120 kV và 140 kV.

50

(A) ảnh CT (axial), cao thế 80 kV (B) ảnh CT (axial), cao thế 120 kV

Hình 3.10: Hình ảnh CT với cùng một lát cắt nhưng có thông số chụp CT khác

nhau là 80 kV và 120 kV. Hình (B) 120 kV có thể quan sát rõ tất cả các quả cầu với bề dày của quả cầu có thể đo được. Tuy nhiên rất khó để phân biệt các quả cầu trên hình (A) 80 kV.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cao thế chụp ct lên chất lượng hình ảnh petct và liều bức xạ (Trang 58 - 59)