Chuẩn bị thực nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cao thế chụp ct lên chất lượng hình ảnh petct và liều bức xạ (Trang 51 - 52)

Để tạo ra sự tương phản hình ảnh hấp thu thuốc phóng xạ FDG giữa phần Torso, được xem là phông nền và các quả cầu tượng trưng cho các khối hấp thu mạnh FDG, gọi là điểm nóng, thì trong thí nghiệm này nồng độ phóng xạ (Concentration) được tính toán theo tỷ lệ sau:

 Nồng độ phóng xạ trong Torso (phông) là 0,1315 Ci/ml.  Nồng độ phóng xạ trong các quả cầu (tín hiệu) là 2,652 Ci/ml.  Tỷ số tín hiệu/phông (Signal to Noise Ratio, SNR) = 20,17 lần.

Khi đã có nồng độ phóng xạ thì ta lần lượt đưa vào hình nộm (Torso) và các quả cầu với thể tích tương ứng như đã cho trong bảng 3.1 và 3.2.

Hình 3.3: Hình ảnh minh hoạ giai đoạn tiêm thuốc phóng xạ vào phantom và các

quả cầu.

Phantom sau khi đã chuẩn bị sẽ được đưa lên máy ghi hình PET/CT, với các thông số cao thế chụp CT được thay đổi lần lượt là 80 kV, 100 kV, 120 kV và 140 kV. Trong đó thông số chụp thường qui hàng ngày được thực hiện tại đơn vị PET- CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy là 120 kV, còn trong nghiên cứu thực nghiệm đánh giá chất lượng hình ảnh PET/CT của khóa luận này, thông số cao thế CT sẽ được thay đổi lần lượt như đã đề cập bên trên. Cụ thể, như trình bày trong bảng 3.4.

43

Bảng 3.4: Thông số chụp CT và PET

Thông số chụp CT

Cao thế 80 kV, 100 kV, 120 kV và 140 kV

Dòng hiệu dụng 170 mAs

Thời gian ghi hình 5,63 s

Bề dày lát cắt 5,0 mm

Thông số chụp PET

Liều tiêm 1,435 mCi

Thuật toán tái tạo Vòng lặp

Bộ lọc tái tạo Gaussian

Độ phân giải FWHM tại 1 cm 2,0 mm

Vị trí đặt phantom sao cho tâm của phantom trùng với tâm của trường chụp CT và PET như minh hoạ trong hình 3.4.

Hình 3.4: Bố trí phantom trên bàn ghi hình, các đường laser màu đỏ dùng để cân

chỉnh vị trí trung tâm của phantom sao cho trùng với trường chụp của khoang máy CT và khoang máy PET.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cao thế chụp ct lên chất lượng hình ảnh petct và liều bức xạ (Trang 51 - 52)