Trong vật liệu xốp, positronium được hình thành sau khi trải qua các tương tác,
với các nghiên cứu đã được thực hiện thì nó được xem như “đầu dò” hữu hiệu trong
nghiên cứu cấu trúc xốp. o-Ps với thời gian sống dài (142 ns trong chân không) có khả năng khuếch tán trong các lỗ rỗng, kênh, lồng, thể tích và có khả năng đạt tới bề
mặt tinh thể và huỷ ở đó. Trong các vật liệu xốp, có sự cạnh tranh huỷ của positron
và Ps làm cho dải thời gian sống của positron dài 10 – 130 ns [35], với đặc tính này,
positron đã được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu zeolite. Đặc biệt các nghiên cứu
về ảnh hưởng của các điều kiện tổng hợp zeolite đến quá trình chuyển pha từ trạng thái vô định hình sang trạng thái kết tinh cũng như độ kết tinh của zeolite nhận được
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, các phương pháp thực
nghiệm huỷ positron đã được trình bày, trong đó cho thấy phương pháp phổ thời
gian sống positron hiệu quả trong nghiên cứu cấu trúc và sai hỏng vật liệu; phương pháp Doppler và tương quan góc có độ nhạy cao trong phân tích cấu sai hỏng, cấu
52
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM
Trong phần thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo đạc thực nghiệm trên các mẫu
zeolite tổng hợp silicalie-1 có cấu trúc MFI bằng phương pháp phổ thời gian sống
positron. Các nghiên cứu được thực hiện trên hệ phổ kế thời gian sống tại Phòng thí nghiệm positron, Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM. Bên cạnh đó, các khảo sát trên hệ
nhiễu xạ tia X và ảnh chụp SEM được thực hiện nhằm đưa ra các so sánh, đánh giá
giữa các phương pháp. Mẫu silicalite-1 được tổng hợp tại Phòng thí nghiệm Tổng
hợp Vật liệu mới-Viện Ruder Boskovic-Croatia bằng phương pháp kết tinh thủy
nhiệt dưới điều kiện thay đổi thời gian kết tinh nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời
gian kết tinh đến độ kết tinh hoá của tinh thể zeolite. Phương pháp phổ thời gian
sống positron được sử dụng để khảo sát quá trình chuyển pha từ trạng thái vô định
hình sang trạng thái kết tinh, đây là hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ, gợi mở và
đầy hứa hẹn.