Phương pháp phổ thời gian sống positron

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng hủy positron trên các mẫu zeolite được tổng hợp trong một số điều kiện khác nhau (Trang 44 - 46)

Phương pháp phổ thời gian sống positron dựa trên phép đo khoảng thời gian giữa hai tín hiệu: tín hiệu bắt đầu (start) được tạo ra khi ghi nhận gamma phát kèm theo quá trình phát positron và tín hiệu dừng (stop) được tạo ra từ một trong những gamma huỷ (bao gồm cả gamma huỷ của Ps hình thành). Trong thực nghiệm, nguồn 22

Na thường được sử dụng do xác suất phát gamma năng lượng 1,27 MeV là 90,4% kèm theo sựphát positron để trở về trạng thái bền 22Ne (hình 2.6).

Hình 2.6. Phân rã 22Na, trạng thái bền đạt được thông qua phát positron kèm theo gamma 1,27 MeV sau 3,7 ps. Kênh phân rã khác để chuyền trực tiếp sang trạng thái bền là bắt electron (EC).

Nguồn 22Na được chế tạo trên lớp phôi mỏng (Ni 0,5 µm), sau đó được đặt sandwich giữa hai mẫu cần đo. Mẫu này (gồm nguồn và mẫu đo) sau đó được đặt

45

trình nhiễu phổ do sự cộng thêm vào sự huỷ trong không khí. Bố trí thí nghiệm như

hình 2.7.

Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm đo thời gian sống positron

Hai đầu dò được đặt đồng trục hai bên mẫu ghi nhận hai gamma: 1,27 MeV do gamma phát kèm theo quá trình phát positron (start) và 0,511 MeV do quá trình huỷ

positron (stop). Thời gian sống positron từ lúc phát hiện gamma 1,27 MeV đến khi

ghi nhận được gamma 0,511 MeV được gọi là thời gian sống positron (thời gian

giữa phát positron và gamma 1,27 MeV là 3,7 ps, thời gian positron nhiệt hoá là khoảng vài ps là khá nhỏ so với thời gian sống của positron tự do trong chất rắn do

đó có thể bỏ qua). Tín hiệu phát ra từ mẫu sẽ được ghi nhận bởi đầu dò sau đó đi

qua hai bộ phân biệt xung: tín hiệu “start” sẽ được đi qua bộ thứ nhất khi năng lượng là 1,27 MeV, tín hiệu “stop” sẽ được đi qua bộ thứ hai khi năng lượng là 0,511 MeV. Tín hiệu ra từ bộ phân biệt xung chia làm hai đi vào bộ làm trễ và bộ

trùng phùng. Tín hiệu từ bộ làm trễ đi vào bộ biến đổi xung theo thời gian TAC. Bộ

phận này sẽ được kích hoạt bởi tín hiệu trùng phùng và biến đổi thời gian chênh lệch giữa hai tín hiệu start và stop thành một xung biên độ tỉ lệ với thời gian. Xung ra đi qua bộ phân tích đa kênh MCA và hiển thị dưới dạng phổ bằng phần mềm trên máy tính.

46

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng hủy positron trên các mẫu zeolite được tổng hợp trong một số điều kiện khác nhau (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)